• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Phong tục kỳ lạ trong ngày Tết của người H’Mông

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam chia sẻ: “Về đặc trưng Tết của người H’Mông có 3 ngày quan trọng nhất: Ngày 30 Tết – ngày chuẩn bị đón tổ tiên về. Ngày mùng 1 đồng bào H’Mông làm lễ cúng tổ tiên, chiều mùng 1 và mùng 2 Tết, đi thăm anh em họ hàng. Ngày mùng 3 ở vùng Lào Cai thường làm lễ tiễn tổ tiên, sau đó người dân đi trẩy hội.

Phong tục dọn dẹp nhà cửa

Trước khi đón Tết, tất cả quần áo, đồ đạc phơi ở ngoài phải cất hết đi, mục đích của việc làm này là mong muốn những gì tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với gia đình. Người dân cũng quan niệm rằng nếu phơi quần áo ở ngoài, trong năm đó, con gà mà gia đình nuôi sẽ bị diều hâu bắt đi”. Theo ông Sơn: “Về lịch ăn Tết của người Mông: “Hiện nay ở một số nơi như Mù Cang Chải (Yên Bái), xã Cao Sơn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và nhiều địa phương khác, người H’Mông ăn Tết trước Tết Nguyên đán 1 tháng. Lý do của phong tục ăn Tết như vậy là do tập quán canh tác nương rẫy, tùy thuộc vào ngày thu hoạch. Họ ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong.

Người dân tộc H’Mông nấu cỗ vào dịp Tết. Ảnh: Tùng Dương

Phong tục về bếp núc

Trong 3 ngày Tết, người H’Mông không được dùng miệng để thổi bếp mà phải dùng quạt. Người Mông quan niệm, nếu thổi trực tiếp vào bếp thì năm tới làm ruộng nương sẽ gặp mưa bão, cây cỏ, hoa màu sẽ đổ hết, gẫy hết, dẫn đến mùa màng không được bội thu”.

Tấm vải đỏ may mắn của người H’Mông

Cửa ra vào của người H’Mông những ngày Tết có treo một tấm vải đỏ. Trước khi hết năm cũ, người ta sẽ thay tấm vải mới. Theo họ, tấm vải đỏ mang lại may mắn cho gia chủ cả năm, ngăn những điều xui xẻo”. Ông Sơn chia sẻ thêm: “Từ ngày 25 đến ngày 26 tháng chạp, người H,Mông bắt đầu nghĩ ngơi để đón tết. Người H’Mông cho rằng súc vật quanh năm vất vả thì cũng được ăn tết như người vì vậy từ tối tất niên các gia đình đều nấu cháo để sáng mùng một cho trâu bò lợn gà ăn.

Phong tục về bàn thờ tổ tiên

Người H’Mông còn tôn vinh cả vật dụng trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy trước tết gia đình nào cũng làm lễ cất dụng cụ làm nông nghiệp. Các dụng cụ sẽ được rửa sạch sẽ rồi đem vào để cạnh bàn thờ tổ tiên. Người H’Mông quan niệm các dụng cụ này cũng như con người, chúng cần phải được nghĩ ngơi trong những ngày tết để chuẩn bị cho môt năm lao động, sản xuất mới.

Tục ăn uống và cúng tổ tiên

Ngày 30 tết, sau khi làm bánh giầy xong, người H’Mông “treo niêu”, không ăn uống một ngày và tin rằng nếu ai ăn uống sẽ bị cháy nhà! Đêm giao thừa mỗi nhà tự làm mâm lễ cúng tổ tiên đón giao thừa. Sáng mùng 1, mọi người được ngủ đẫy giấc mà không ai được đánh thức. Theo người H’Mông, đây là giấc ngủ đầu năm. Nếu đang ngủ mà bị gọi dậy tức là gọi sâu bọ về, cả năm mùa màng sẽ thất bát.

Phong tục lạy tết

Ngày mùng 2 là ngày đồng bào dân tộc H’Mông thực hiện nghi lễ “lạy tết”. Người con gái H’Mông khi lấy chồng được xem như đã “cắt linh hồn về với nhà chồng”, nên ngày tết là dịp để trả ơn cha mẹ đẻ. Trong ba năm đầu sau kết hôn, mỗi mùng 2 tết, người con gái sẽ được nhà  chồng đưa về để “lạy tết” cha mẹ ruột. Người H’Mông tin rằng nếu con gái không lạy tết cha mẹ ruột, khi sinh con sẽ không thuận lợi. Ngoài ra, người H’Mông cũng có tục lệ “lạy tết” đối với thầy cúng. Vì ngày thường thầy cúng dành thời gian để cúng lễ cho người dân trong bản”.

Người dân tộc H’Mông rửa sạch dụng cụ lao động vào dịp Tết. Ảnh: Tùng Dương

Một số món ăn truyền thống của người H’Mông

Ông Sơn cho biết: “Ngoài tết riêng, người H’Mông còn chuẩn bị rất nhiều món ăn  đón Tết Nguyên đán. Trong đó không thể thiếu món ăn truyền thống. Tại đây chúng ta có  thịt gác bếp, mèn mén, cải xanh… ớt nướng làm muối chấm trong bữa ăn. Nhà nào khó khăn cũng phải mua bằng được quần áo mới. Họ quan niệm nếu có quần áo đẹp, cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc được. Các cụ nhà mình bảo con cháu như vậy thì bọn mình phải làm theo.

Quy định về nấu nướng ngày Tết

Theo tục lệ, ngày mùng 1 tết người vợ sẽ được nghỉ ngơi. Trong khi đó, chồng họ phải vào bếp nấu ăn. Nấu ăn phải cẩn thận, không để cho lửa bén vào người. Không tắm rửa, không phủi bụi và không đi đâu hết trong ngày mùng 1. Sang ngày mùng 2, mùng 3 mới được rủ nhau đi chơi. Trong ngày mùng 1 tết, người H’Mông tuyệt đối không dùng nồi chảo đựng nước, ăn cơm không nấu món canh, không được chải đầu và giặt quần áo. Họ quan niệm nếu vi phạm, xong Tết lúa cấy sẽ không mọc và cả năm sẽ bị ngập lụt, lũ quét…” Một số hình ảnh của người dân tộc H’Mông vào dịp Tết

Giã bánh dày, một phong tục của người dân tộc H’Mông vào dịp Tết. Ảnh: G.H.

Bánh dày, món ăn không thể thiếu của người H’Mông trong dịp Tết. Ảnh: G.H.

Trẻ em chơi đùa trong bản. Ảnh: Tùng Dương

Đá bóng tại bản làng, một phong tục của người dân tộc H’Mông vào dịp Tết. Ảnh: Tùng Dương

Món váng đậu nấu rau cải xanh của người H’Mông. Ảnh: Tùng Dương

keo-co-phong-tuc-ngay-Tet-cua-nguoi-Hmong

Chơi kéo co, một phong tục của người dân tộc H’Mông vào dịp Tết. Ảnh: Tùng Dương

thit-lon-phong-tuc-ngay-Tet

Ngày Tết không thể thiếu thịt lợn để làm cỗ. Ảnh: Tùng Dương

Người dân tộc H’Mông sinh sống nhiều ở vùng Tây Bắc. Ảnh: Tùng Dương

thang-co-ngua-phong-tuc-nguoi-Hmong

Ngày Tết không thể thiếu món thắng cố ngựa. Ảnh: Tùng Dương

the-thao-phong-tuc-ngay-tet

Những hoạt động thể thao trong ngày Tết của người dân tộc H’Mông. Ảnh: Tùng Dương

Tùng Dương (Giáo dục Việt Nam)