• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Nhà hát Cao Văn Lầu ‘sang-xịn-mịn’ như ở trời Âu

Nhiều người biết đến Bạc Liêu như là cái nôi của đờn ca tài tử – cải lương. Đồng thời, cuộc sống của người dân nơi đây cũng gắn liền với loại hình ca cổ truyền thống này. Vì vậy, nhà hát Cao Văn Lầu đã góp phần phát triển văn hóa – nghệ thuật tại Bạc Liêu. Đồng thời đây cũng là niềm tự hào của người dân Nam Bộ. Đây cũng là nơi bảo tồn hồn cốt của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống.

Công trình sở hữu 3 nón lá khổng lồ. Ảnh: trinhhoaitri

Cao Văn Lầu – Cha đẻ bản nhạc Dạ cổ Hoài Lang

Ông Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1890. Quê quán của ông ở huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là tỉnh Long An). Cha của ông là ông Cao Văn Giỏi (1860-1938) thường được gọi là Chín Giỏi. Có thời gian là nghệ nhân thổi kèn, đánh trống nhạc lễ. Sau làm thầy tuồng cho gánh hát bội, cũng là 01 nhạc sĩ nghiệp dư. Mẹ là bà Võ Thị Tài (1865-1958). Vé tham quan nhà hát Cao Văn Lầu

Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Gia đình

Ông Chín Giỏi có 06 người con gồm Cao Hiền Đệ, Cao Văn Mẫn, Cao Thị Chương, Cao Thị Mỹ, Cao Văn Lầu và Cao Văn Mãng. Ông Cao Văn Lầu là con thứ 5 trong nhà nên mọi người gọi ông là Ông Sáu Lầu. Năm lên 4 tuổi, ông theo cha mẹ đến Bạc Liêu. Cao Văn Lầu theo cha mẹ về Bạc Liêu và định cư tại Rạch ông bổn (nay là phường 2, thành phố Bạc Liêu). Nhà hát Cao Văn Lầu ở đâu

“Dạ cổ hoài lang” – bài ca được mệnh danh là bài ca vua

Bối cảnh bài Dạ cổ Hoài Lang

Năm 1901, ông tu học ở Chùa Vĩnh Phước An, sau đó học chữ quốc ngữ. Sau đó, ông học đàn do thầy Nhạc Khị dạy vào năm 1908. Ông là một học trò giỏi của thầy. Năm 1915, ông cưới bà Trần Thị Tấn, một người con gái ngoan hiền ở Điền Tư Ô. Vợ chồng chung sống với nhau được 03 năm nhưng không có con nối dõi. Bị ràng buộc bởi tư tưởng phong kiến “Tam niên vô tử bất thành thê” nên ông phải chia tay với vợ. Chính từ niềm thương nhớ khi chia tay với người vợ hiền thục. Đã thôi thúc ông viết nên bản nhạc lòng mà khi ra đời nó đã trở thành một tuyệt tác bất hủ. Đó là bản “Dạ cổ hoài lang”. Đánh giá phim Dạ cổ hoài lang – Nỗi lòng những người con xa xứ | Tư vấn |  nghenhinvietnam.vn

Bản nhạc từng được chuyển thể thành phim

Vị trí địa lý

Nhà hát Cao Văn Lầu tọa lạc tại trung tâm quảng trường Hùng Vương, phường 1 của thành phố Bạc Liêu. Đây là một công trình tiêu biểu của thành phố và được đặt tên theo cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu – cha đẻ của Dạ cổ Hoài Lang để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với ông.

Phía trước nhà hát. Ảnh: Sưu tầm.

Lịch sử hình thành

Nhà hát Cao Văn Lầu được thành lập trên cơ sở sáp nhập của hai đoàn nghệ thuật. Đoàn cải lương Cao Văn Lầu và Đoàn NTTH Khmer. Với trên 80 nghệ sỹ, diễn viên nhạc công và 02 phòng chức năng. Nơi đây được hoàn thành năm 2014. Và từ đó trở thành một công trình kiến trúc văn hóa đặc sắc. Một trong những biểu tượng văn hoá tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ.  

Đến du lịch Bạc Liêu đừng quên ghé thăm nhà hát Cao Văn Lầu. Ảnh: nnming.97

Kiến trúc đặc trưng

Nhà hát 3 nón lá

Ấn tượng đầu tiên đối với du khách khi đến nhà hát Cao Văn Lầu đó là hình ảnh 3 chiếc nón lá khổng lồ ở phần mái phía trên công trình. Hình ảnh 3 chiếc nón lá gắn liền với nét văn hóa truyền thống của dân tộc việt Nam. Đồng thời, nơi đây cũng gắn kết 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa ở Bạc Liêu. Hay đó còn là sự gắn bó của 3 miền Bắc, Trung, Nam; hình ảnh biểu tượng mang ý nghĩa to lớn.

Khung cảnh lung linh huyền ảo tại nơi đây. Ảnh: Sưu tầm

Nhà hát Cao Văn Lầu tại Bạc Liêu không chỉ là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa mà còn là nơi hun đúc, nuôi dưỡng tình yêu đờn ca tài tử của người dân Nam Bộ. Công trình đã thể hiện tinh thần mạnh mẽ quyết tâm vươn lên của Bạc Liêu cả về mặt kinh tế – xã hội lẫn văn hóa – nghệ thuật.

Ảnh: nakrots

Nhà hát là địa điểm thu hút khách du lịch khắp mọi nơi bởi kiến trúc độc đáo với phần mái là 3 chiếc nón lá mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đặc biệt, nơi đây đã được xác lập kỷ lục là “nhà hát có hình dạng 3 chiếc nón lá lớn nhất Việt Nam”. 3 chiếc nón lá của công trình chính là biểu trưng cho 3 khối nhà khác nhau:

Nhà hát Cao Văn Lầu vào buổi tối. Ảnh: hualan242.

Cấu trúc bên trong

Nhà A là nơi diễn ra các sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: ca cải lương, hát dù kê, ca múa nhạc đương đại,… với sức chứa hơn 850 chỗ. Nhà B là khu vực dành cho trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực. Nhà C là dành riêng để tổ chức các buổi triển lãm, trưng bày văn hóa nghệ thuật thu hút khách du lịch đến tham quan. nha-hat-cao-van-lau-3

Ảnh: @chann_dum

Từ khi ra đời và đi vào hoạt động nhà hát Cao Văn Lầu đã tạo được sức hút lớn đối với người dân cũng như khách du lịch khi đến với khu vực Quảng trường Hùng Vương, nơi cũng có biểu tượng cây đàn kìm nổi tiếng. Đời sống tinh thần người dân được nâng cao, đặc biệt là về đêm khi nhà hát được rọi chiếu bằng những ánh đèn lung linh từ 4 góc rực sáng cả một vùng. nha-hat-cao-van-lau-13

Nhà hát thường xuyên biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống

Không gian xung quanh nhà hát rất thoáng mát với các cảnh quan hồ nước nhân tạo được trồng các loại hoa với màu sắc bắt mắt. Lối đi vào nhà hát cũng được thiết kế phân tách uốn lượn để giúp du khách có thời gian tham quan, chiêm ngưỡng lâu hơn. Với lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng, nơi đây đã trở thành địa điểm checkin, chụp ảnh cho rất nhiều bạn trẻ và du khách khi đến du lịch Bạc Liêu.

Thảo Ngọc (Travelmag)