• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Mỏ thiếc Tĩnh Túc lớn nhất Đông Nam Á

Trong lòng dãy Phia Oắc, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) có một khu mỏ đặc biệt. Mỏ này là mỏ thiếc Tĩnh Túc. Nơi đây còn ghi những dấu ấn đậm nét của Liên Xô ở vùng địa đầu Tổ quốc.

Thiếc là gì?

Thiếc là một kim loại màu trắng-vàng, mềm, dẻo và khá bền. Kim loại này thường được dùng để tráng lên bề mặt các vật bằng thép. Trong đó có  vỏ hộp thực phẩm, nước giải khát. Nó có tác dụng chống ăn mòn, tạo vẻ đẹp không độc hại. Mỏ khủng nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Liên Xô xây giúp, qua 100 năm vẫn siêu lợi nhuận - Ảnh 1.

Sản phẩm sử dụng thiếc

Hiện nay, hợp kim từ thiếc được dùng trong nhiều ứng dụng khác nhau. Trong đó gồm hàn, làm nam châm và dây siêu dẫn. Thiếc còn được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh. Đồng thời có thể làm lớp tráng chống mưa gió cho cửa sổ và kính chắn gió. Thiếc có ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề. Vì thế, kim loại này cũng được khai thác rộng rãi trên toàn thế giới.

Vị trí địa lý Mỏ thiếc Tĩnh Túc

M ỏ thiếc Tĩnh Tú cách thành phố Cao Bằng khoảng 50 km. Nơi này nằm ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Theo tờ Nông nghiệp Việt Nam, mỏ thiếc này được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu ở Việt Nam. Dấu ấn Liên Xô tại nóc nhà Đông Bắc: Cầm vàng lại để vàng rơi

Toàn cảnh Mỏ thiếc Tĩnh Túc

Lịch sử hình thành Mỏ thiếc Tĩnh Túc

Mỏ thiếc Tĩnh Túc (nay là Công ty cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng) ra đời năm 1955. Nơi đây đã trở thành nhà máy hiện đại nhất Đông Nam Á vào thời kỳ đó. Theo tờ Nông nghiệp Việt Nam, mỏ thiếc này được xem là đứa con đầu lòng của nền khai khoáng, luyện kim màu ở Việt Nam. Mỏ khủng nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Liên Xô xây giúp, qua 100 năm vẫn siêu lợi nhuận - Ảnh 3.

Bia lịch sử hình thành mỏ thiếc

Đây là mỏ lộ thiên bắt đầu hoạt động vào cuối thế kỷ 19. Năm 1902, mỏ thuộc sở hữu của người Pháp, công ty “Société des mines d’etain de Cao Bang” (Mỏ thiếc Cao Bằng) bắt đầu khai thác mỏ này cho tới khi Việt Nam giành được độc lập. Thiếc cùng nhiều khoáng sản khác sau đó tiếp tục được khai thác ở mỏ Tĩnh Túc và lân cận cho đến ngày nay. Quá trình phát triển của mỏ đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trấn Tĩnh Túc vào đầu và trong thế kỷ 20.

Ngành công nghiệp luyện kim màu tại mỏ thiếc Tĩnh Túc

Nhờ nguồn tài nguyên phong phú và quý hiếm như: vàng, mangan, thiếc, vonfram…, và các khai trường, hầm mỏ do thực dân Pháp để lại, Cao Bằng được Trung ương định hướng tập trung vào ngành công nghiệp khai khoáng luyện kim màu.

Mỏ khủng nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Liên Xô xây giúp, qua 100 năm vẫn siêu lợi nhuận - Ảnh 4.

Một chuyên gia ngành Địa chất của Liên Xô đang giới thiệu tác dụng của một cái mũi khoan máy thăm dò cho các công nhân Mỏ thiếc Tĩnh Túc – Cao Bằng. Ảnh: Vimico

Khó khăn trong quá trình sản xuất thiếc

Khi ấy, để làm ra hạt quặng ở Tĩnh Túc, người thợ mỏ phải vượt qua không biết bao khó khăn, gian khổ do thiếu thốn nhiều đường. Đường xa, rừng núi âm u, địa hình hiểm trở. Mỏ khủng nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Liên Xô xây giúp, qua 100 năm vẫn siêu lợi nhuận - Ảnh 5.

Thiếc đã được đúc thành thỏi năm 1956

Chưa kể, thời kì này Việt Nam vẫn thiếu thốn về trang thiết bị. Đồng thời nguồn thực phẩm và chịu nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết… Nhưng vượt lên trên hết, tập thể cán bộ mỏ thiếc đã làm ra những thỏi thiếc đầu tiên trong sự phấn khởi vô bờ. Ngày 15/9/1958, Mỏ Thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm và động viên.

Thành công trong sản xuất

Thời điểm những năm 1960-70, Tĩnh Túc trở thành thị trấn sầm uất. Dân sốthời đó cả vài ngàn người, đèn điện sáng trưng, đời sống sung túc. Hiện nay, công tác khai khoáng, sàng lọc quặng thiếc tại Tĩnh Túc vẫn được duy trì.

Phòng hóa nghiệm phục vụ nghiên cứu phẩm chất quặng của Nhà máy Thiếc Cao Bằng năm 1956

Tờ Nông nghiệp Việt Nam cho biết, theo biểu đồ thống kê qua các thời kỳ, năm mỏ đạt sản lượng cao nhất là 1962. Năm đó có tổng cộng 619 tấn quặng thiếc khai thác được. Sau đó, đến năm 1967, số lượng công nhân của mỏ đạt đỉnh với tổng số 3.000 người. Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đơn vị có một bề dày lịch sử và truyền thống của nhiều thế hệ giai cấp công nhân vùng mỏ, với sản phẩm truyền thống là thiếc thỏi thương phẩm 99,75% Sn. Những công nhân trẻ của đơn vị cho biết, hiện nay thu nhập hàng tháng của họ có thể đạt tới 6 – 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tính trung bình cho cả đơn vị, thu nhập có thể lên đến 11 triệu đồng/tháng.

Winway Travel