Tiểu sử Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh vào 22/9/1912 tại làng lệ Mỹ đồng hới Quảng Bình. Sau đó, ông đã trút hơi thở cuối cùng lúc 05h45 sáng vào ngày một 11/11/1940. Nhà thơ mất tại bệnh viện Phong quy Hòa Quy Nhơn, hưởng dương 28 tuổi. Hàn Mặc Tử được biết đến là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn. Ông là một trong những người khởi xướng ra Trường Thơ Loạn hay còn gọi là Thơ Điên.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử
Căn bệnh quái ác
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ tài hoa. Tuy nhiên, ông lại mắc căn bệnh phong quái ác và mất khi còn tuổi đời còn rất trẻ. Điều này đã để lại niềm tiếc nuối trong lòng nhiều người yêu thơ. Đồng thời cũng là các độc giả của ông, và làng thơ Việt Nam lúc bấy giờ.

Một góc của Trại Phong Quy Hòa
Di nguyện trước khi mất
Ước nguyện sau khi chết đi của ông là được chôn trên đèo Son. Nơi đây lưng tựa vào núi, mặt quay ra biển. Nhưng đây là khu quân sự thuộc khu vực cấm nên sau. Vì thế khi được chôn cất trong khu mộ của làng phong Quy Hòa, mộ của ông được cải táng đến vị trí tại Ghềnh Ráng như hiện nay. Nơi đây cũng hội đủ các yếu tố mà Hàn Mặc Tử ước nguyện.
Khu vực Ghềnh Ráng
“Đường lên dốc đá, nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa” – Trích ca khúc Hàn Mặc Tử, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh.
Đường đến mộ Hàn Mặc Tử
Từ ngã 3 Phú Tài của quốc lộ 1A vô đến trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10 km, nhìn lên đồi núi cao bên trái là tháp Hưng Thạnh hay Tháp Đôi là 1 trong 10 tháp ở Bình Định. Từ trung tâm công viên thành phố có pho tượng Hoàng Đế Quang Trung uy nghi lẫm liệt xây dựng năm 1976, chúng ta theo hướng Tây Nam chạy theo bờ biển độ 3km có xóm biển Gành Ráng (bên phải).
Dốc Mộng Cầm
Dọc theo con đường của xóm chài Gành Ráng là chợ nhỏ với quán xá xinh xắn, trong đó có chiếc cầu nhỏ bắt ngang vô quán thủy tạ Mai Đình. Khi viếng thăm Hàn Mặc Tử chúng ta phải qua chiếc cầu nhỏ bắt qua con suối Tiên để rẽ trái lên đồi Thi Nhân. Con đường dốc đá, cỏ gai và khúc khuỷ gọi là dốc Mộng Cầm.
Nơi an nghỉ của ông
Mộ Hàn Mặc Tử được tọa lạc tại một nơi có phong thuỷ rất đắc địa nhất tại thành phố Quy Nhơn. Mộ Hàn Mặc Tử nằm tựa lưng vào núi Xuân Vân mặt hướng ra biển Quy Nhơn là Minh đường và hai bên hai bên có dòng chào Hổ Phụng.
Nơi có khung cảnh thơ mộng trên đồi Thi Nhân. Ảnh ST
Phía trước là mộ Hàn Mặc Tử, trước mộ là cây thập giá lớn bằng ximăng cao nửa thước. Mộ được kiến trúc theo kiểu tân thời đơn giản hình khối chữ nhật. Sừng sững trên đầu bia mộ là tượng đức mẹ Maria. Hai tay Mẹ dang rộng, mắt nhìn xuống mộ một linh hồn nhiều tội lỗi xin được cứu vớt.
Căn phòng lưu niệm Hàn Mặc Tử
Đến thăm mộ Hàn Mặc Tử. du khách còn có dịp tìm hiểu thêm về ông. Ngoài ra, ông sẽ được ghé thăm căn phòng lưu niệm. Tại đây có nhiều hiện vật quý: bút tích, tập thơ, tài liệu, sách báo, manh chiếu cói. Ngoài ra, cũng như ảnh của bậc song thân, anh chị em và những nàng thơ của thi nhân…
Căn phòng nơi Hàn Mặc Tử mất
Viếng thăm Mộ Hàn Mặc Tử, thắp nén nhang cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất, tiếc thương cho một tài năng nhưng số phận hẩm hiu. Những nén nhang mà du khách viếng ông ngày hôm nay để lại chắc hẳn cũng là niềm an ủi lớn lao đối với Hàn Mặc Tử khi lìa đời nằm lại trên mảnh đất xa quê, không được kề cạnh gia đình.
Winway Travel