• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Làng Chăm Châu Giang và cộng đồng Hồi giáo An Giang

Làng chăm Châu Giang là nơi du lịch độc đáo nhất xứ An Giang.ơi đây lưu giữ hàng trăm năm lịch sử và văn hóa Hồi giáo từ bao đời nay. Ghé ngang làng chăm Châu Đốc thưởng thức đặc sản cà púa, ngắm các cô gái ngồi dệt vải thủ công là kinh nghiệm từ những người đã từng đến đây du lịch. Giờ thì hãy cùng Winway du lịch một vòng làng chăm An Giang này nhé!

Giới thiệu Làng Chăm Châu Giang

Ở An Giang có đến 11 làng người Chăm sinh sống. Với tổng số 15.000 người (hơn 3.500 hộ gia đình) sống quanh khu vực sông Châu Giang. Đây là ngôi làng theo đạo Hồi, người dân trong làng sống chủ yếu dựa vào tay nghề “cha truyền con nối” từ bao đời nay. Cuộc sống của họ quanh quẩn trong việc buôn bán thuốc, thổ cẩm, trang sức. Họ còn đánh bắt thủy sản hay đan dệt vải dân tộc phục vụ cho khách du lịch. làng chăm châu đốc

Cây cầu gỗ mộc mạc nơi làng Chăm

Nhờ sự truyền miệng từ dân phượt, dần dà, làng Chăm Châu Giang đã bắt đầu tiếp nhận khách du lịch từ nhiều nơi. Họ bắt đầu mang đến cho du khách những món quà thổ cẩm lưu niệm. Cùng những món ăn đặc sản với hương vị Hồi giáo truyền thống. An Giang có đến hai làng chăm khá nổi tiếng. Gồm: làng chăm Châu Giang và làng Chăm Đa Phước. Đi du lịch làng Chăm nào cũng được, vì mỗi ngôi làng đều có nét riêng của họ.

Làng Chăm Châu Giang ở đâu?

Tọa lạc tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Làng cách trung tâm thành phố Châu Đốc chỉ khoảng 3km. Muốn đến du lịch nơi này không quá khó khăn. Chỉ cần đến bến phà Châu Giang là đã đến địa phận của làng người Chăm nổi tiếng gần xa. Để đến du lịch làng Chăm Châu Đốc này, bạn có thể phượt bằng xe máy, thuê xe đi cùng với gia đình hoặc theo tour ghép của các công ty du lịch đều được. làng người chăm an giang

Phà qua làng Chăm nổi tiếng ở An Giang

Nguồn gốc làng chăm Châu Giang

Theo lời kể của Giáo cả Thánh đường Mubarak

Theo lời ông Mohamach, người dân ở làng Châu Giang này có nguồn gốc từ nhiều dân tộc khác nhau như Campuchia, Indonesia và Malaysia. Ngôn ngữ mà họ sử dụng cũng là tiếng Mã Lai và tiếng Campuchia. Tuy vậy thông thường họ sẽ dùng tiếng Việt để trao đổi với nhau trong ngày thường. làng người chăm ở an giang

Người phụ nữ Chăm đang dệt vải 

Theo thông tin sử sách ghi lại

Cũng có những ghi chép từ thời Nguyễn cho rằng: người Chăm ở An Giang xuất thân từ vùng Nam Trung Bộ. Cụ thể khi xưa là vùng Panduranga, ngày nay là tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Sau do chiến tranh, người dân Đại Việt mới di cư sang Chân Lạp (Campuchia) để sinh sống. Những năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu cho Nguyễn Hữu Cảnh mang quân sang giúp vua Ang Em (Chân Lạp) để giúp giải quyết tranh chấp ngôi vua trong dòng tộc. Thời điểm này có một vài nhóm người Chăm đã gia nhập vào quân của Nguyễn Hữu Cảnh. Đến năm 1840, sau kết thúc cuộc chiến với quân Xiêm. Vua Minh Mạng đã lệnh cho đại thần Lê Văn Đức, Doãn Quẩn cùng Tướng quân Trương Minh Giảng rút quân từ Campuchia về Châu Đốc. Trong lúc hành quân trở về Đất Việt, những người Chăm ở đó đã theo làm binh lính cho Lê Văn Đức. Khi về đến Châu Đốc, những ngày này đã tự thành lập các thôn làng nhỏ cùng cư trú hai bên bờ sông Hậu. Cho đến khi chúa Nguyễn mang dân ta khai quan xuống phía Nam thì cho Châu Đốc gia nhập vào Đất Việt. Du lịch Châu Giang

Du lịch Thánh đường Châu Giang

Thời điểm du lịch Làng Chăm Châu Giang tốt nhất

Do nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới, vì thế, chúng ta nên đến du lịch làng chăm vào mùa khô. Hoặc những khi ngôi làng có lễ hội lớn. Đừng đi vào những ngày nắng quá nóng, bạn sẽ rất khó chịu với cái nắng nơi đây. Bạn cũng có thể đi vào những ngày mát mẻ. Buổi sáng dạo quanh ngôi làng, tham quan nghề dệt cùng nhà sàn truyền thống của người dân. Trưa thì ghé ngang quán ăn nào đó thưởng thức cơm cà ri nổi danh, chiều về thì nghe những chuyện xưa do các cụ kể lại. Thật tuyệt vời đúng không! du lịch làng chăm an giang

Check-in làng Chăm mùa du lịch

Khám phá những điều hấp dẫn tại làng Chăm Châu Giang

Một nền văn hóa Hồi giáo nổi lên giữa miền đồng bằng đã tạo nên điều đặc biệt của riêng nó. Không chỉ từ các kiến trúc nhà ở, thánh đường mà còn có những tập tục trong đời sống thường nhật. Điều đáng chú ý là ẩm thực nơi đây cũng “độc” không kém. Những điều này đã khiến du khách càng tò mò hơn với vùng đất Hồi giáo này. làng chăm ở an giang

Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar

Điều ấn tượng nhất với du khách khi đến với làng Chăm Châu Giang là thánh đường Hồi giáo nơi đây. Với kiến trúc xanh trắng nổi bật trên những hoa văn Hồi giáo uốn lượn. Thánh đường Mubarak trở thành điểm check-in lộng lẫy trong những shoot ảnh của du khách. Địa danh này còn được công nhận là di sản của quốc gia. du lịch làng chăm an giang

Thánh đường hồi giáo An Giang

Với cổng vào hình vòng cung, những đường nét bán nguyệt nổi bật xuất hiện trên từng ngóc ngách của thánh đường. Trên nóc thành đường là một cái tháp hai tầng hình bầu dục. Trên tháp là hình sao và trăng lưỡi liềm tượng trưng của đạo Hồi. Hàng ngày, các tín đồ đến thánh đường 5 lần để cầu kinh, mỗi lần khoảng 15 phút. Riêng ngày thứ 6 thì tín đồ đến gần như đông đủ vào lúc 12 giờ trưa. Họ tập trung nghe ông giáo cả đọc kinh trong vòng một giờ đồng hồ.

Làng dệt Phũm Soài – Nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Ấp Phũm Soài hay làng dệt Phũm Soài ở làng Chăm Châu Đốc nổi danh với nghề dệt thủ công. Nghề dệt này đã có từ hàng trăm năm qua và đã từng có thời kỳ thịnh vượng của riêng nó. Những cơ sở sản xuất thổ cẩm đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc đón tiếp du khách. Hình ảnh những cô gái bên khung dệt, thoăn thoắt đổi sợi nhịp nhàng thuần thục nhìn mà vui tai vui mắt. làng người chăm ở an giang

Cô gái bên khung dệt

Sản phẩm của phụ nữ Chăm được dệt nên bởi chất liệu tơ, sợi. Điểm nổi bật của sản phẩm dệt Chăm là nhuộm bằng chất liệu có từ thiên nhiên như mủ cây (klék), vỏ cây (pahud) và trái cây (mặc nưa). Đến tham quan cơ sở dệt, bạn cũng có thể mua cho mình vài món khăn choàng, túi xách, vòng tay hoặc những món quà lưu niệm thủ công. làng người chăm an giang

Những món quà lưu niệm thủ công

Nhà sàn truyền thống

Điểm nhấn trong văn hóa tín ngưỡng làng Chăm Châu Giang chính là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Nhà sàn ở đây được xây rất cao. Người dân đã dùng những loại gỗ quý như cẩm lai, giáng hương, căm xe để tạo nên tổ ấm cho gia đình. Nhà được thiết kế hết sức tinh tế với không gian thoáng đãng rộng rãi. làng chăm châu đốc an giang

Nhà sàn truyền thống của người Chăm

Trong nhà không có bàn ghế. Họ chỉ trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm trên sàn để tiếp khách. Cửa vào sẽ thấp hơn đầu người để khi có khách. Với ngụ ý người khách sẽ cúi đầu chào chủ nhà. Có một khung cửa trong nhà được trang trí bằng màn che bắt mắt. Đây là nơi sinh hoạt riêng của đàn bà con gái, đàn ông con trai không được vào. du lịch làng chăm an giang

Cô gái bên khung cửa

Đưa rể về nhà gái – Tục cưới xin độc đáo

Những cô gái ở làng Chăm Châu Giang thường mang những chiếc khăn có màu sáng và được trang trí lộng lẫy. Chiếc khăn “ Khanh Ma-Om” với những đường nét thêu thùa tinh xảo này làm tôn vinh vẻ đẹp và sự khéo léo của người phụ nữ Chăm. Từ chiếc khăn “Khanh Ma-Om” này, các bà mẹ có thể cảm nhận được sự đảm đang, khéo léo của cô gái. Từ đó tiến hành việc tìm hiểu, chọn vợ cho con trai mình.

Lễ cưới náo nhiệt

Khi đã chọn được cô gái vừa ý, việc thực hiện cưới xin được tiến hành theo nghi thức của đạo Islam. Gồm: Lễ Akad Nikad (lễ hôn phối), lễ Takhôk Khage (lễ lên ghế). đêm Malâm Anưk Thàgà (đêm con gái), lễ Penan Tin (lễ đưa rể). Chú rể được đưa sang nhà gái để thực hiện các nghi thức cần thiết và sống ở đó 3 ngày. Sau 3 ngày sống chung tại nhà gái, đôi vợ chồng có thể quay về nhà trai hay tổ ấm mới của mình đã được chuẩn bị trước. Cô dâu không nhất thiết phải làm dâu ở bên chồng. Chú rể cũng không cần ở rể bên nhà gái như trước đây. Đây là một tập tục mang tính chất sáng tạo về cuộc sống gia đình trong cộng đồng người Chăm. làng chăm châu đốc An Giang

Quá trình làm lễ

Các kỳ lễ lớn ở làng Chăm Châu Giang

    •  Roja: ngày 10 tháng 12 theo Hồi lịch.
    •  Ramadan: từ ngày 1 đến hết ngày 30 tháng 9 theo Hồi lịch.
    • Sinh nhật Giáo chủ Muhammad: ngày 12 tháng 3 theo Hồi Lịch.
du lịch làng chăm ở an giang

Nhảy múa đêm lễ hội

Những tập tục chỉ có ở làng Chăm Châu Giang

  • Không ăn thịt heo.
  • Không được đeo vàng.
  • Đàn ông mặc xà rông thường được gọi là chăn. Người già đội mũ trắng, trai trẻ thì mang mũ đen. Không được uống rượu. Vào tháng Ramadan phải nhịn ăn và cầu nguyện 5 lần mỗi ngày.
  • Đàn bà mặc xà rông thường được gọi là váy. Đầu đội khăn Mat’ra. Họ thường chỉ quanh quẩn trong nhà làm nội trợ hoặc dệt vải. Con gái chưa lấy chồng phải cấm cung (tập tục này đã được xóa bỏ và càng cởi mở hơn do tham gia các hoạt động xã hội).

Quần áo truyền thống của những cô gái Chăm

Đến làng Chăm Châu Giang ăn gì?

  • Cà ri Chà truyền thống của người con đất Châu Giang: Người Chăm thường dùng thịt bò, dê, cừu để nấu cà ri. Món cà ri Chà ở đây rất béo và cay xé lưỡi. Nước cốt dừa được thắng rất đặc để “làm mặt” sau khi nấu xong. Vị béo, cay và hương vị đậm đà của cà ri Chà như níu kéo du khách muốn quay lại làng Chăm lần sau.
  • Đặc sản cơm nị – cà púa ngon nức tiếng: Món ăn mang mùi ngọt béo của sữa. Thêm vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt. Đệm chút vị ngọt của nho khô làm du khách phải luôn miệng tấm tắc. Để tăng khẩu vị, người Chăm Châu Giang còn cho thêm nho khô trộn cùng cơm.

Cơm nị

  • Đặc sản tung lò mò: Thoạt nhìn món ăn này như lạp xưởng, nhưng khi thưởng thức mới thấy điểm khác biệt. gười Chăm thường nướng hoặc hấp tung lò mò. Sau khi phơi xong, cắt khoanh rồi nướng trên bếp than. Khi từng khoanh tung lò mò được nướng lên thì lớp ruột bò bên ngoài căng cứng và rịn ra một lớp mỡ bóng và ướt. Một mùi thơm tỏa ra làm kích thích vị giác.

Tung lò mò

Những lưu ý trong giao tiếp khi đến làng Chăm Châu Giang

  • Khi tham quan thánh đường, nếu muốn làm gì thì phải xin phép người phụ trách tại đó.
  • Không nên trả giá cho những món đồ lưu niệm và thổ cẩm tại đây.
  • Tránh bàn luận hoặc so sánh về văn hóa tại làng Chăm Châu Giang.
  • Không trò chuyện về các vấn đề lịch sử hay tôn giáo.
  • Hạn chế nói chuyện hoặc tiếp xúc gần với phụ nữ ở đây.
  • Hãy xin phép trước nếu muốn chụp hình với các cô gái ở hàng dệt thổ cẩm
  • Không nhìn chằm chằm vào người phụ nữ ở dây và những hành động không được sự cho phép.

Winway Travel