Chùa Dơi còn được gọi là Chùa Mã Tộc hay Chùa Mahatup nằm ở phường 3, TP Sóc Trăng. Trải qua nhiều thăng trầm, ngôi chùa vẫn giữ được nét hoang sơ, cổ kính đặc trưng
Toàn bộ công trình tọa lạc trong một khuôn viên thoáng rộng, với nhiều cây cổ thụ
Phần kiến trúc Chánh điện chùa Dơi nhìn ở góc nghiêng
Xung quanh Chánh điện là các bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật; trang trí các hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Khmer
Chùa có mái được lợp ngói, bốn đầu mái cong vút chạm trổ hình rắn Naga. Bao quanh chánh điện là các hàng cột đỡ, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar chắp hai tay trước ngực
Ngoài Chánh điện, chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như: Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu Bà Đen để người dân đến cầu nguyện
Khuôn viên chùa có nhiều cây sao và dầu – nơi trú ẩn của hàng vạn con dơi, tạo nên tên gọi Chùa Dơi được du khách trong và ngoài nước biết tới
Từ năm 1999, Chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Cho đến nay, chính quyền Sóc Trăng vẫn đang xem xét các chính sách bảo tồn và tôn tạo nơi đây để vừa giáo dục tín ngưỡng, vừa đưa chùa Dơi thành điểm du lịch quen thuộc của tỉnh.
Từ năm 1999, Chùa Dơi đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Cho đến nay, chính quyền Sóc Trăng vẫn đang xem xét các chính sách bảo tồn và tôn tạo nơi đây để vừa giáo dục tín ngưỡng, vừa đưa chùa Dơi thành điểm du lịch quen thuộc của tỉnh
Hoàng Mẫn (Đảng Cộng Sản)