Đình Bình Thủy là một công trình mang đậm nét tinh hoa văn hóa của sông nước miệt vườn Cần Thơ nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Bất kỳ ai khi đến xứ Tây Đô đều muốn ghé thăm đình để chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật cổ cũng như tìm hiểu về lịch sử và quá trình hình thành của ngôi đình này.
Ghé thăm đình Bình Thủy nổi tiếng bậc nhất xứ Tây Đô. Ảnh ST
Vị trí địa lý
Đình Bình Thủy Cần Thơ có tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong thuộc phường Bình Thủy – Quận Bình Thủy và cách TP. Cần Thơ tầm khoảng 5km. Bên cạnh chùa Ông Cần Thơ, đình Bình Thủy cũng là tọa độ yêu thích của nhiều khách du lịch khi đến với xứ Tây Đô.
Du khách check in đình Bình Thủy. Ảnh: @huibin_frv
Long Tuyền Cổ Miếu được bao bọc xung quanh là những hàng rào tứ giác: phía Bắc giáp với bờ sông Hậu; Đông giáp với rạch Bình Thủy hay là rạch Long Tuyền; Nam gần với đường Lê Hồng Phong và tuyến đường lớn như: Bùi Hữu Nghĩa, Cách Mạng Tháng 8…; phía Tây giáp với khu dân sống.
Với tọa lạc như trên, đình Bình Thủy chính là công trình văn hóa tâm linh hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy: “nhất cận giang; nhị cận quan; tam cận thị”.
Lịch sử hình thành
Di tích lịch sử Cần Thơ này được dựng vào năm 1844 tại làng Bình Hưng, tổng Định Thới, huyện Vĩnh Định, phủ Ba Xuyên (nay là phường Bình Thủy – quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ).
Năm 1852, trong một lần đi tuần trên thuyền, quan khâm sai Huỳnh Mẫn Đạt bất ngờ gặp phải trận cuồng phong, nhưng nhờ ẩn nấp kịp ở Bình Hưng nên bình an vô sự. Sau khi thoát nạn, ông cho tổ chức tiệc mừng và đổi lại tên đất này thành “Bình Thủy”, mang nghĩa “bình ổn dòng nước”. Từ đó ngôi đình cũng được người dân gọi là đình Bình Thủy.
Đình phải trải qua nhiều lần tu sửa, song vẫn giữ được nét trầm mặc. Ảnh ST
Năm 1853, người dân trong làng đã cùng nhau quyên góp để tu sửa lại đình khang trang hơn, với tường gạch, mái ngói đỏ au, gỗ tốt vững chãi, cũng như dựng thêm nhà võ ca để phục vụ cho những dịp lễ hội lớn.
51 năm sau, đầu năm 1904, thấy tình trạng đình có dấu hiệu xuống cấp, quan tri phủ Nguyễn Đức Nhuận đã cho xây dựng lại. Tuy nhiên, công trình chưa hoàn thành, quan tri phủ đã không may qua đời nên việc tu sửa phải tạm ngưng. Mãi đến năm 1909, việc xây cất đình mới tiếp tục được diễn ra và chính thức hoàn thành vào năm 1910.
Cũng trong khoảng thời gian này, làng Bình Thủy được đổi tên thành “Long Tuyền” – con rồng nằm. Do vậy, ngôi đình cũng gọi với cái tên khác là Long Tuyền Cổ Miếu hay Đình Long Tuyền.
Đình Bình Thủy thờ ai?
Đình Bình Thủy trở thành điểm đến tâm linh của người dân Bình Thủy nói chung và Cần Thơ nói riêng. Khi đến đây, du khách sẽ có dịp cầu an, cầu sức khỏe cũng như tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng của dân tộc.
Người dân tới đây có dịp dâng hương và tưởng nhớ những vị thần và anh hùng dân tộc. Ảnh ST
Ngoài thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, đình còn thờ hổ thần. Bên trong đình là tượng bia một số anh hùng yêu nước ở Việt Nam như Hồ Chí Minh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Đinh Công Tráng, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Trung Trực,… Ngoài ra ở đây còn có thờ thần rừng, thần khai kênh dẫn nước và Thần Nông.
Giờ mở cửa Đình
Đình Bình Thủy có hai khung giờ mở cửa. Buổi sáng mở từ 7:30 – 10:30, buổi chiều mở từ 13:30 – 17:30 vào tất cả các ngày trong tuần.
Sở hữu nét kiến trúc độc đáo, Bình Thủy là ngôi đình được nhiều du khách ghé thăm. Ảnh ST
Kiến trúc độc đáo ở Đình Bình Thủy
Kiến trúc đình
Nằm trên khu đất rộng hơn 500.000m2, ngôi đình này sở hữu 2 miếu thờ thần Hổ và thần Nông. Gần cổng đình có 2 miếu thờ thần Khai kênh dẫn nước và thần Rừng.
Kiến trúc đình Bình Thủy khác biệt so với kiến trúc đình ngoài Bắc. Nhưng nó lại ảnh hưởng bởi kiến trúc người Hoa phần nhiều. Khu vực cổng đình hướng ra lộ lớn; khu đình chính thì hướng ra bờ sông. Tại bờ sông cũng được xây dựng hàng cột mang tên là Long Tuyền Cổ Miếu. Nhà trước và nhà sau của đình có hình dáng vuông và chiều nào cũng đủ 6 cột trụ.
Cổng chính hướng ra sông Hậu trong mát
Khuôn viên đình
Khuôn viên đình được phân chia làm 2 khu vực chính: đình chính và lục ấp. Với khu đình chính bao gồm 5 ngôi nhà và khu lục ấp bao gồm 1 khu nhà để chuẩn bị đồ lễ cúng. Kế bên là 1 nhà hát được bố trí khoa học, ngăn nắp mang đến một không gian thoáng đãng. Đình Bình Thủy không chỉ là nơi thờ cúng trang nghiêm. Đồng thời là nơi dành cho những chức sắc trong làng, hội họp để bàn việc nước, tập trung chống giặc ngoại xâm.
Khuôn viên
Khu vực trước sân đình
Bên trái cổng chính là khu đình chính với 2 cổng nhỏ vào bên trong đề hàng chữ Đình – Thần; Long – Tuyền. Hai bên cổng đều có mái chồng. Trên nóc đình là tượng điêu khắc rồng nhìn cân đối với nhau.
Khu trước sân đình
Kiến trúc mái đình
Đình chính được xây dựng theo kiến trúc mái 2 tầng kiểu thượng lầu hạ hiên. Mái đình được lợp ngói xanh với họa tiết trang trí tinh xảo. Bên trên có hình tượng điêu khắc cầu kỳ, nghệ thuật.
Mái đình
Kiến trúc bên trong chính đình
Bên trong điện thờ chính được chia nhỏ thành những bàn thờ Nghi Trung, Nghi Hạ. Với bàn thờ Nghi Thượng được đặt ngay bên gian nhà nhỏ cạnh chính đình.
Bên trong đình
Việc bài trí những bàn thờ ở trong đình đa dạng, phong phú. Tất cả thể hiện rõ văn hóa và hé mở tính phóng khoáng. Ở đó có mục đích khơi gợi lòng bao dung đón nhận mọi tinh hoa theo thời gian và không gian.
Nơi thờ cúng các vị anh hùng
Đây không chỉ là nơi gìn giữ giá trị văn hóa miền Tây sông nước mà còn gợi nhớ truyền thống cội nguồn một thời. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa, sinh hoạt khác, đình đình thần Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng, trở thành niềm tự hào của người dân.
Lễ hội đình Bình Thủy Cần Thơ
Tham quan đình Bình Thủy, du khách ngoài cơ hội được chiêm ngưỡng nét kiến trúc mới lạ, độc đáo. Bên cạnh đó còn sẽ có dịp hòa chung vào không khí lễ hội tại đây. Hàng năm, đình Bình Thủy diễn ra hai lễ hội chính, bao gồm:
Lễ Kỳ Yên đình Bình Thủy Thượng Điền
Lễ hội này diễn ra từ ngày 12 – 14/4 âm lịch. Đây là lễ hội cúng Bổn Cảnh Thần Hòa – thần cai giữ đất đai. Sự kiện này gồm nhiều nghi thức như cúng tế, cầu ai, thỉnh sắc thần, hát bội,…
Hình ảnh Lễ Kỳ Yên đình Bình Thủy Thượng Điền. Ảnh ST
Lễ Kỳ Yên Hạ Điền
Sự kiện diễn ra từ ngày 14/12 – 15/12 âm lịch. Lễ hội với sự tham gia đông đảo của người dân và khách tham quan. Bên cạnh những nghi thức, cúng bái, trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội còn tổ chức nhiều phong tục, trò chơi dân gian như hát tiều, hát bội, thả vịt, thi kéo co, thi nấu ăn,…
Lễ hội tại đình Bình Thủy thu hút đông đảo người dân tham gia. Ảnh ST
Đình Bình Thủy không chỉ là nơi thờ cúng, người dân thể hiện tín ngưỡng mà còn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ngồi đình chính là biểu tượng văn hóa của vùng Tây Nam Bộ, mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của miền “gạo trắng nước trong”.
Winway Travel