Hòn Tranh
Cách cảng Phú Quý 600 m, nằm phía đông nam đảo Phú Quý. Hòn Tranh có chiều rộng nhất là 650 m về phía Bắc, nơi hẹp nhất 290 m, chiều dài 1.176 m,[8] diện tích 55 ha. Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa màu, hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. Không có dân cư sinh sống. Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. 10°29′30″B 108°58′00″Đ.
Hòn Tranh
Nó là một kiệt tác do thiên nhiên ban tặng cho Đảo Phú Quý. Nơi chỉ có quân đội và ba hộ dân sinh sống. Nơi đây bạn có thể lặn san hô ở Vũng Phật nơi bảo tồn sinh vật biển nơi có nhiều loại cá, san hô, sao biển sinh sống. Cách Vũng Phật từ 10 phút bạn có thể câu rất nhiều cá cho bữa ăn. (Nên câu chỉ đủ ăn không nên câu quá nhiều).
Hòn Trứng
Hòn Trứng: rộng 3.600 m2. Nằm phía tây bắc, là cửa ngõ ra vào đảo, là điểm tựa của nhiều loại ghe thuyền. Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía bắc. Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía nam.
Hòn Trứng cách Đảo Phú Quý khoảng 1 tiếng đi thuyền, nơi cư ngụ của các loài Hải Âu. Vì vậy nhiều người ngư dân gọi là Hòn Trứng. Vì chim đẻ trứng rất nhiều.
Hòn Trứng nhỏ
Trứng Nhỏ rộng 200 m2, cách Hòn Tranh 100 mét về phía đông nam.
Hòn Đen
Nơi đây còn có tên Hòn Nghiên hay Hòn Mực do đảo toàn đá đen. Nằm phía đông bắc Phú Quý, cách bờ 100 mét, diện tích 23.000 m2. Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen.
Hòn Đen
Nơi đây có tên như vậy vì chỉ toàn là đá đen, những tảng đá lấp lánh, đủ hình dáng ngẫu nhiên đặt chồng lên nhau và nước thì trong vắt.
Hòn Giữa
Đây là một dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải. Diện tích 2.900 m2.
Hòn Đỏ
Hòn Bút, Hòn Son hay Hòn Bút Nghiên: Nằm phía đông bắc Phú Quý, cách bờ khoảng 200 – 300 mét. Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây toàn là đá màu đỏ. Diện tích hơn 28.000 m2.
Hòn Hải
Hay Hòn Khám, Hòn Hài: cách đảo Phú Quý gần 65 km về phía nam, là điểm A6 đường cơ sở lãnh hải Việt Nam. Có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng, có chiều dài khoảng 130 m, bề ngang chỗ rộng nhất khoảng 60 m, điểm cao nhất là 113 m tính từ mặt biển, rộng 46.000 m2, là một trong các điểm cơ sở nằm trên đường cơ sở của Việt Nam. Hòn Hải và hai hòn đảo nhỏ lân cận tạo thành cụm đảo The Catwicks trong các bản đồ hàng hải phương Tây. Hòn Hải được gọi là Pulo Sapata, Poulo Sapate, hoặc Shoe Island. Hải đăng Hòn Hải được xây dựng năm 2004.
Điểm đến này còn được biết đến với tên gọi là Hòn Khám, có tên trên bản đồ quốc tế với tên gọi Poulo Sapate và cách đảo Phú Qúy khoảng 65 km. Hòn Hải từng được người dân gọi là Hòn Hài, do có hình dạng có hình dạng độc đáo, lạ kỳ như chiếc hài giữa biển Đông.
Hòn Đồ Lớn
Nơi đây còn gọi là Hòn Bố: Nằm phía đông nam và cách Phú Quý gần 60 km, có thể một phần hòn đảo này hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạng hình tròn với đường kính 40 m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700 m và rộng gần 500 m. Hòn Đồ lớn còn được hàng hải phương Tây gọi là Round Island hoặc Great Catwick.
Hòn Đồ Nhỏ
Nơi đây còn gọi là Hòn Trào: cách Hòn Bố 2 hải lý về phía đông, rộng chỉ có 50 m2. Hòn Đồ nhỏ còn được gọi là Little Catwick hoặc Pyramid trong hàng hải phương Tây. Little Catwick cách Pulo Sapata (hòn Hải) 2 dặm về hướng tây bắc. Hòn Bố là một đảo đá non đã ngả màu vàng đất, không có nước ngọt nên không có người sinh sống và không có cây xanh. Tuy nhiên, đây là nơi cư ngụ của các loài chim biển, vào mùa mưa có hàng ngàn con chim mố (một loài ó biển) về đây sinh sôi nảy nở.
Hòn Đá Tý
Nơi đây còn gọi là Hòn Vung hay Hòn Tiền, cách đảo Phú Quý 80 –100 m. Hòn Tý có hình dáng của cái vung nồi do đó còn có tên là hòn Vung. Theo lời kể, từng tìm
Hòn Đá Tý thường có các cuộc diễn tập bắn đạn thật
Winway Travel