Yên Tử là vùng đất Phật nổi tiếng.Danh thắng Yên Tử có cảnh đẹp nên thơ cùng hệ thống chùa chiền mang kiến trúc cổ độc đáo. Điểm đến hấp dẫn nhiềudu khách tứ phương. Nếu đang lên kế hoạch đến Yên Tử,bạn hãy tham khảo hướng dẫn
chi tiết sau đây nhé!
Danh thắng Yên Tử nằm ở đâu?
Núi Yên Tử còn có tên gọi khác là núi Tượng Đầu. Đây là ngọn núi nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Ngọn núi này thuộc dãy núi Đông Triều vùng Đông Bắc nước ta. Nó có chiều cao 1068m so với mực nước biển. Đây còn là nơi có dải động thực vật đa dạng, phong phú.
Du khách với hành trình leo núi Yên Tử – Quảng Ninh. Ảnh: Pascal
Danh thắng Yên Tử là nơi lưu giữ các di tích lịch sử, văn hóa. Nơi đây gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với phong cảnh núi non tuyệt đẹp, khí hậu mát mẻ, thiên nhiên trong lành, điểm đến trở thành địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách xa gần.
Lịch sử hình thành danh thắng Yên Tử
Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua từng lãnh đạo quân dân thời Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, rồi từ bỏ ngai vàng, lên Yên Tử tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm đậm màu sắc Việt.
Danh thắng Yên Tử nhìn từ trên cao
Du lịch danh thắng Yên Tử thời gian nào đẹp?
Quảng Ninh có kiểu thời tiết điển hình của vùng Bắc Bộ với 4 mùa rõ rệt trong năm. Du lịch Danh thắng Yên Tử Quảng Ninh tốt nhất là vào mùa xuân. Khoảng thời gian thích hợp là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội thu hút đông đảo người tứ phương đến tham quan, lễ phật.
Ba tháng mùa xuân là thời điểm khu du lịch Yên Tử tổ chức nhiều lễ hội. Ảnh: Tạp chí Du Lịch
Những khu du lịch ở danh thắng Yên Tử nên ghé qua
Chùa Trình
Chùa Trình hay còn gọi là đền Trình, chùa Bí Thượng, tọa lạc ở độ cao 1000m. Ngôi chùa có tuổi đời gần 400 năm với lối kiến trúc cổ độc đáo. Nổi tiếng là ngôi chùa gần như sắp chạm đến trời mây Yên Tử. Nơi đây thu hút đông đảo du khách đến tham quan, lễ Phật.
Du khách chụp hình trước cổng chùa Trình. Ảnh: Huyền Lee
Chùa Trình có cảnh quan thanh tịnh, không gian yên bình. Cây cối tại đây xanh mát, suối chảy róc rách cùng kiến trúc cổ độc đáo. Khi đến Yên Tử, đừng quên dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, vãn cảnh chùa.
Suối Giải Oan danh thắng Yên Tử
Trên đường đi du lịch Yên Tử, bạn sẽ ngang qua con suối Giải Oan trong xanh. Nơi đây còn gắn với câu chuyện hàng trăm cung nữ trầm mình để ngăn cản vua Trần Nhân Tông quy y. Dừng chân tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi non nên thơ, suối chảy róc rách. Thi thoảng là tiếng chim hót líu lo, tận hưởng không khí trong lành.
Cây cầu bắc qua suối Giải Oan là điểm dừng chân trên chuyến hành trình leo núi Yên Tử. Ảnh: drqography
Chùa Hoa Yên Danh thắYên Tử
Tọa lạc ở độ cao 535m so với mực nước biển, chùa Hoa Yên với tên gọi trước đây là Phù Vân với hàm ý mây khói lãng đãng. Du lịch Yên Tử, du khách không thể bỏ qua ngôi chùa Cả này. Trước kia, nơi đây là một cái am nhỏ để vua Trần Nhân Tông giảng đạo. Ngày nay, nơi đây là điểm tham quan, hành hương của các tín đồ Phật Giáo về với đất Phật, với quan cảnh thiên nhiên đất trời thanh tịnh, yên bình.
Du khách nghỉ chân vãn cảnh chùa Hoa Yên. Ảnh: Kevin Ly
Chùa Một Mái
Chùa Một Mái hay còn gọi là chùa Bồ Đà. Nơi đây có kiến trúc độc đáo với một nửa ẩn mình trong hang động, một nửa phô ra ngoài với mái ngói phủ rêu phong. Nằm giữa lưng chừng trời, xung quanh là núi đá, cây cối, nơi đây mang đến không gian thanh tịnh, hòa mình với thiên nhiên.
Một góc chùa Một Mái phô ra bên ngoài. Ảnh: Nguyễn Thái Hòa
Chùa Bảo Sái
Nằm giữa núi rừng xanh tươi là ngôi chùa cổ mộc mạc, mái ngói đơn sơ, mang vẻ thanh bình, yên tĩnh. Nơi đây trước kia là nơi vị đệ tử thân tín nhất của vua Trần Nhân Tông – Bảo Sái tu hành và đào tạo đệ tử, viết sách. Ngày nay, nơi đây được xem là nơi hội tụ linh khí của đất trời, thu hút đông đảo tín đồ Phật tử về đây hành hương, cũng bái.
Nét đẹp mộc mạc của chùa Bảo Sài. Ảnh: Ban quản lý Yên Tử
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
An Kỳ Sinh là một tảng đá tự nhiên có hình thù giống một vị tu sĩ chắp tay cung kính. Tận dụng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, người dân đã lập nên am thờ An Tử – vị tu sĩ sáng chế nhiều phương thuốc chữa bệnh cứu người.
Du khách check-in tại tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Khloe Ngo
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông nằm ở độ cao 1.100m so với mực nước biển, giữa khung cảnh núi rừng tráng lệ, nguy nga. Tượng được đúc bằng đồng nguyên khối nặng đến 138 tấn, cao 12,6m. Đây là tượng đài nhân dân xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công vua trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp. Tương với tư thế tĩnh tại, ung dung giữa đất trời là điểm tham quan, lễ Phật đáng đến khi du lịch Yên Tử.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được ví như trường học dành cho tăng ni, phật tử tụng kinh, học đạo. Nằm giữa khung cảnh thiên nhiên nên thơ cùng lối kiến trúc độc đáo, đây là điểm tham quan, du lịch được nhiều du khách ghé thăm, vãn cảnh chùa.
Một góc thanh bình của chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Ảnh: Phùng Duy Tuấn
Chùa Đồng
Tọa lạc ở độ cao 1.068m, Chùa Đồng là ngôi chùa nằm ở vị trí cao nhất của Yên Tử. Chùa được chạm trổ với những đường nét hoa văn tỉ mỉ, chạm khắc tinh xảo, điêu luyện theo kiến trúc nhà Trần. Đứng ở đây, bạn có cảm giác như chạm tới mây, đứng giữa trời đất bao la, rộng lớn. Chính vì vậy, mà nơi đây trở thành điểm tham quan được nhiều người ghé thăm nhất khi đi du lịch núi Yên Tử.
Chùa Đồng nằm ở vị thế mây vờn, gió cuộn, là điểm chụp hình yêu thích của nhiều người. Ảnh: Windy Luong
Vườn Tháp Huệ Quang
Tháp Huệ Quang cao 7m, gồm 5 tầng được ghép từ những khối đá xanh. Bên ngoài được chạm trổ cầu kỳ với nét hoa văn sóng nước uyển chuyển, mềm mại và vô cùng xuất thần. Trên đài tháp được trang trí theo lối kiến trúc đặc trưng của thời Trần với 102 cánh sen cùng hoa dây mềm mại. Xung quanh tháp là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi đứng ra che chắn gió mưa cho bảo tháp. Mang nét đẹp uy nghi, cổ kính, tháp Huệ Quang là điểm tham quan nhất định không thể bỏ qua khi du lịch Yên Tử Quảng Ninh.
Tháp Huệ Quang mang đậm dấu ấn kiến trúc đời Trần. Ảnh: Hành Trình Tâm Linh
Cổng trời – Bia Phật
Cổng trời là nơi có vô vàng phiến đá trầm tích to nhỏ nằm chồng lên nhau. Tất cả được sắp xếp một cách tự nhiên, đẹp mắt. Tại đây, bạn sẽ thấy một phiến đá lớn được dựng thẳng, bên trên có đề chữ “Ai Di Đà Phật – Tứ Tự Hồng Danh”. Phiến đá này được gọi là Bia Phật.
Du khách đổ về tham quan Cổng trời – Bia Phật. Ảnh: Yên Tử Tùng Lâm
Am Ngọa Vân
Am Ngọa Vân là di tích quan trọng năm trong khu du lịch núi Yên Tử. Nằm ở độ cao 500m so với mực nước biển, chùa Ngọa Vân có vị thế tuyệt đẹp với lưng vào núi Ngọa Vân mây phủ, phía trước là ngọn núi nhỏ che chắn, 2 bên được ôm trọn bởi 2 dãy núi, phía xa là thung lũng cùng dòng sông Cầm uốn quanh. Chính cảnh sắc tuyệt mĩ đó mà thu hút hàng ngàn lượt khách hằng năm về tham quan, thưởng ngoạn.
Du khách lễ Phật tại am Ngọa Vân. Ảnh: Emily Nguyen
Đi du lịch Yên Tử nên mua quà gì?
Măng trúc tươi Yên Tử
Loài măng mọc tự nhiên trên các dãy núi ở khu du lịch Yên Tử. Măng ở đây thon dài, thịt chắc, bùi, thơm. Du khách có thể mua măng về làm quà hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon.
Măng trúc tươi Yên Tử là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Ảnh: Du lịch đồng quê
Rượu mơ Yên Tử
Du khách có thể tìm mua rượu mơ dễ dàng trong khu du lịch Yên Tử về làm quà biếu người thân. Rượu mơ Yên Tử có hương vị thơm ngon, có nhiều tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe.
Rượu mơ Yên Tử
Bánh tài lồng ệp
Đây là đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Bánh có vị ngọt, thơm ngon hấp dẫn. Du khách có thể mua bánh ngay dưới chân núi Yên Tử để mang về làm quà.
Bánh tài lồng ệp
Khu du lịch tâm linh Yên Tử là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ, nhiều di tích, chùa chiền với kiến trúc cổ đặc sắc thu hút khách tham quan. Với những hướng dẫn du lịch Yên Tử chi tiết trên, hy vọng bạn sẽ lập được kế hoạch tốt nhất cho chuyến tham quan của mình.
Winway Travel