Đại Nội Huế là chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính tại Cố đô Huế.
Lịch sử Đại Nội Huế
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Huế làm nơi đóng đô. Năm 1803, Vua Gia Long đã đích thân khảo sát chọn vị trí xây dựng cho quần thể này. Đây là nơi hội họp triều đình và sinh hoạt hoàng gia. Vào năm 1804, kinh thành bắt đầu được xây dựng. Trong đó, mặt chính hướng về núi Ngự Bình. Tuy nhiên, đến năm 1833, công trình này mới được hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng.
Đại Nội Huế bắt đầu được xây dựng vào thời vua Gia Long
Các công trình nổi bật của Đại Nội
Đại Nội Huế còn được gọi là Hoàng Thành Huế. Nơi đây có hơn 100 công trình kiến trúc nổi bật như. Trong đó bao gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Miếu, Thế Miếu. Quần thể công trình được bố trí trên một trục đối xứng. Trong đó, phần trung tâm là các hạng mục chỉ dành riêng cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực riêng. Tất cả tuân thủ theo nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Chúng được áp dụng từ trong ra ngoài. Ngay ở các miếu thờ cũng được sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục”. Ở đây nghĩa là bên trái trước, bên phải sau, lần lượt theo thời gian”.
Những điểm tham quan nổi bật trong Đại Nội
Nằm bên bờ sông Hương, Đại Nội Huế là một phần thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Nơi đây đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Hiện công trình vẫn còn giữ được nhiều nét đặc sắc của triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm thành.
Hoàng thành phía xa xa
Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm các công trình nguy nga, bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc đặc sắc, chắc chắn bạn sẽ thấy thích thú.
Hoàng Thành Huế
Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực. Một sốđiểm nổi bật như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ, v.v. Tất được đặt giữa một không gian với hồ nước và cây cối xanh tươi . Hoàng thành có tổng cộng 4 cổng được đặt ở 4 mặt. Trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn.
Cổng Ngọ Môn
Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành, trông ra dòng sông Hương thơ mộng. Tại đây có 2 thành phần chính là Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng, chiếc cổng được xây mặt quay về hướng nam là hướng quy định cho các bậc Vua Chúa. Cổng Ngọ Môn hình chữ U gồm 5 cửa, trong đó cửa chính giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ theo cùng đoàn Ngự đạo. Hai lối bên cùng là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.
Ngọ Môn là cổng chính nằm ở phía nam của Hoàng Thành, trông ra sông Hương
Lầu Ngũ Phụng
Được xây phía trên cổng chính là Lầu Ngũ Phụng, chạy dọc theo chân đài chữ U có kết cấu bằng gỗ lim. Lầu có 2 tầng, khung được xây dựng bằng 100 cây cột gỗ lim cùng với nhiều đường nét thiết kế tinh xảo. Dân gian có câu ca dao rằng: “Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu / 1 lầu vàng 8 lầu xanh / 3 cửa thẳng 2 cửa quanh”. Rõ ràng là vậy, mái tầng trên được chia thành 9 bộ, bộ chính giữa lợp ngói lưu ly vàng và 8 bộ còn lại được lợp màu xanh. Trước đây, Lầu Ngũ Phụng là nơi dùng để tổ chức một số các lễ lớn của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua gần 2 thế kỉ và chứng kiến bieiets bao dấu mốc sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác triến trúc cổ xuất sắc.
Được xây phía trên cổng chính là Lầu Ngũ Phụng
Điện Thái Hòa
Đây là một biểu tượng đặc trưng cho quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Bên cạnh đó, điện là nơi tham quan tiêu biểu trong quần thể di tích của kinh thành Huế. Đây là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Đổng thời, đây cũng là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng. Có thể là sinh thần của vua, lễ tiếp đón các sứ thần và các buổi đại triều.
Cổng vào điện Thái Hòa
Chữ “Thái” là sự lớn lao, to rộng. Chữ “Hòa” với hàm ý là hài hòa, hòa hợp. Cuộc sống có hòa hợp âm dương, cương nhu trong quan hệ giữa người và trời đất, thiên nhiên. Từ đó , mang lại lợi ích cho vạn vật. Tên gọi của điện như một ước nguyện của các vị vua triều Nguyễn về sự thái bình no ấm. Bên cạnh đó, đất nước vương triều được phát triển, thịnh vượng hơn.
Điện Thái Hòa
Cung Diên Thọ
Trong nhiều cung điện của Hoàng Thành Huế thì Cung Diên Thọ là có hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Cung Diên Thọ được xây dựng vào năm 1803 ở phía Tây Bắc trong Hoàng Thành, được dùng làm nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của Hoàng Thái Hậu. Cung Diên Thọ với ý nghĩa mong muốn kéo dài tuổi thọ, kéo dài sự sống. Tại đây còn có chỗ nghỉ chân dành cho khách du lịch, bạn có thể dừng chân thư giãn thưởng trà, ngắm cảnh hết sức bình yên.
Cung Diên Thọ
Tử Cấm Thành
Cũng thuộc quần thể di tích cố đô Huế và nằm trong khu vực Hoàng Thành, Tử Cấm Thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Người ta thường gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội Huế. Bên trong Tử Cấm Thành có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức yến tiệc), Điện Càn Chánh (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn và đọc sách) cùng với Tả Vu & Hữu Vu.
Tử Cấm Thành là nơi vua và hoàng tộc ở
Thái Bình Lâu
Nằm ở bên trong của Tử Cấm Thành, nơi đây được nhà vua dùng để nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn. Thái Bình Lâu được xây dựng vào năm 1919 do vua Khải Định khởi công và hoàn thành năm 1921. Do tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt nơi miền Trung nên di tích này đã xuống cấp trầm trọng, hiện đang được tu sửa lại.
Thái Bình Lâu
Một số những hoạt động du lịch khác ở Đại Nội Huế
Tại đây, bạn còn có thể tham gia vào đêm Hoàng Cung. Sự kiện được tổ chức định kì vào thứ 7 hàng tuần. Trong đêm Hoàng cung sẽ ngập tràn ánh sáng, các nghi thức của cung đình xưa sẽ được tái hiện một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo cũng được diễn ra. Đây chắc chắn sẽ là một điểm nhấn vô cùng thú vị cho hành trình khám phá Đại Nội Huế của bạn đấy.
Đặc biệt hơn, mới đây ở Đại Nội Huế đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan vào ban đêm từ 19h – 22h và đây cũng chính là dịp để bạn tham quan, tìm hiểu Đại Nội cũng như sở hữu cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp bên trong công trình rực rỡ và lung linh ánh đèn này.
Đại Nội ban đêm lung linh ánh đèn
Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, cho đến ngày nay công trình kiến trúc Đại Nội Huế vẫn sừng sững oai nghiêm và sẽ mãi là một tài sản văn hóa truyền thống quý báu của lịch sử triều Nguyễn đã để lại. Nếu có dịp đến với Huế thì đừng quên “lạc vào” chốn cung đình cổ xưa của Đại Nội để có những trải nghiệm vô cùng thú vị nhé.
Winway Travel