Vị trí địa lý chùa Hang
Chùa Hang nằm về phía Đông đảo Lớn (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi). Chùa nằm trong hang đá dưới chân ngọn núi lửa Thới Lới. Đây là hang đá lớn nhất trong hệ thống hang đá ở đảo Lý Sơn.

Chùa Hang nhìn từ bên ngoài
Quá trình hình thành chùa Hang
Đây là hang đá thiên nhiên lớn nhất trong hệ thống hang đá ở Lý Sơn. Hang được hình thành do nước biển ăn vào chân núi Thới Lới trong thời kỳ biển tiến.
Vách đá khu vực chùa Hang có nhiều hình thù độc đáo. Đây là dấu tích xâm thực của sóng biển diễn ra hàng nghìn năm trước.
Cách đây 4,500 năm, khi mực nước biển dâng cao, tác động xâm thực của sóng biển. Lúc đó, các chất ăn mòn trong nước biển tạo “chân sóng”. Chúng xuất hiện ở nhiều vùng ven biển, hải đảo, bồn đại dương. Đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống. Từ đó và để lộ ra những hang đá. Các hang được con người và động vật trên cạn sử dụng làm nơi cư trú.
Nước từ đỉnh núi lửa Thới Lới xuyên qua kẽ đá chảy xuống trước cửa chùa Hang.
Những vệt ngấn sóng quanh chân núi Thới Lới, nhô cao lên hẳn so với mực thủy triều hiện nay. Các vách đá trước cửa chùa là do sóng biển ăn mòn trầm tích hạt mịn, đá và bùn carbonat. Các lớp trầm tích này cũng cho thấy vận động tạo sơn, dạng xếp nếp đã diễn ra tại đảo Lý Sơn. Hiện tượng này xuất hiện trước khi các ngọn núi lửa phun trào nham thạch. Từ đó, diện mạo cơ bản của cù lao Ré hình thành.
Ngôi chùa hình thành từ hang đá
Hang cao hơn 3m, rộng hơn 20m, ăn sâu vào lòng núi gần 25m. Do đó, “chùa không sư” chỉ là một hang đá nhỏ dưới chân núi. Nơi đây không phải là một “thạch động” như vài cuốn sách đã viết.
Nội thất trong chùa
Theo gia phả và lời di huấn của các dòng họ khai phá làng An Hải, cách nay chừng 4 thế kỷ, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền là những người xướng xuất việc sửa sang, mở rộng hang đá. Mục đích biến nơi đây thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa linh vị của các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào để thờ.
Truyền thuyết chùa
Một truyền thuyết ở vùng biển, kể rằng: Bồ tát Quán Thế Âm thường vân du khắp nơi để thấu cảnh chúng sinh. Trong một lần tuần du Đại Hải, nhìn những sinh linh bị chết chìm ngoài biển khơi vì bão tố, lòng ngậm ngùi thương xót, ngài đã xé chiếc áo cà sa của mình làm muôn mảnh nhỏ thả trên mặt biển rồi hoá phép biến những mụn vải ấy thành loài cá cứu người.
Hàng cây bàng biển trước sân chùa.
Để tăng thêm sức vóc cho loài vật thay mình độ chúng, Bồ tát Đại từ Đại bi mượn bộ xương của ông Tượng trên rừng ban cho bầy cá đó, khiến chúng có vóc dáng to lớn và sức mạnh như voi rừng, nên có tên gọi là cá Voi.
Lại thấy cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra ở nơi xa, khó bề đến kịp, Quán Thế Âm Bồ tát liền ban cho chúng phép thâu đường để lội thật mau, hầu làm cho tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn.
Tượng phật Quán Thế Âm
Dẫu chưa đặt chân vào chốn tôn nghiêm thạch tự, nhưng khi chiêm ngưỡng bức tượng toàn thân đức Quán Thế Âm bồ tát trước sân chùa với đôi mắt nhân từ hướng ra biển cả, chứa chan sự đồng cảm với chúng sinh, bất giác người mộ đạo như nghe vọng từ sâu thẳm lòng mình lời dạy của đức Cồ Đàm “Vị mặn là của nước biển, vị của đạo ta là giải thoát!”.
Tượng phật Quán Thế Âm trước chùa
Đặc biệt, bà con ngư dân Lý Sơn dù có là tín đồ nhà Phật hay không cũng đến đây hành lễ rất long trọng, nghiêm cẩn vào các ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc trước khi bước vào mùa đánh cá (mùa mở biển). Bên cạnh đó, nơi đây còn tổ chức ngày giỗ thủy tổ họ Trần, ngày tưởng niệm Tam vị trưởng lão và tiền hiền thất tộc khai lập.
Chùa Hang ở Lý Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 921/QĐ-VH ngày 20/7/1994.
Winway Travel