Cầu Thê Húc là cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn. Địa danh với màu đỏ đặc trưng cũng như thiết kế đặc biệt. Đây là điểm đến được ưa thích của mọi người. Hình ảnh cầu Thê Húc đổ bóng xuống hồ Hoàn Kiếm đã trở thành biểu tượng của Thủ đô.
Cầu Thê Húc ở đâu?
Cầu nằm trong cụm di tích lịch sử đền Ngọc Sơn. Nơi đây thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn.
Hình ảnh cầu Thê Húc
Ý nghĩa tên gọi
Tên cầu có nghĩa là
Nơi mà ánh sáng được lưu lại hay
Nơi ngưng tụ ánh hào quang. Thê Húc hướng về phía Đông. Đây là nơi mặt trời mọc nên nó có thể hứng được toàn bộ dưỡng khí của buổi sớm mai.
Lối vào cầu Thê Húc
Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi. Trên thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Lịch sử cầu Thê Húc
Vào năm 1865 dưới triều đại của vua Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu (thánh Siêu) đã cho xây 1 cây cầu nối bờ hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn.
Ở thời đó, cầu được xây hoàn toàn bằng gỗ và rất đơn sơ. Lúc mới xây cầu xong, các sĩ tử trước khi thi Hương đều đến đền Ngọc Sơn thắp hương cầu khấn rất đông dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy làm cầu có nguy cơ sập rất nhiều lần.
Cầu Thê Húc khi xưa – Nguồn: petrotimes
Cầu đã trải qua 2 lần trùng tu:
- Lần thứ nhất vào năm 1897, thời vua Thành Thái, cầu đã được trùng tu lại cho kiên cố và chắc chắn hơn.
- Đến năm 1952, vào đêm giao thừa Nhâm Thìn do lượng khách đi lễ quá đông dẫn đến một nhịp cầu bị gãy, cầu phải tiến hành trùng tu lần thứ 2.
Ở lần trùng tu lần thứ 2, thị trưởng Hà Nội Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cầu cũ để thiết kế cầu mới, qua một cuộc thu thập ý kiến, bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm đã được lựa chọn. Cầu được thiết kế lại mới dưới sự giám sát của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, ông đã cho thay móng cầu gỗ bằng móng cầu đúc bằng xi măng, giúp gia tăng sự kiên cố cho cầu.
Kiến trúc cầu Thê Húc
Cầu vẫn được thiết kế theo dáng vòng cung, nhưng có độ cong lớn hơn cây cầu cũ và vẫn giữ nguyên 16 hàng cọc. Tuy các dầm ngang và dọc đã được đúc bằng bê tông nhưng mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ.
Mặt cầu và thành cầu vẫn được làm bằng gỗ
Đây được coi là biếu tưởng của mặt trời. Theo góc nhìn của thẩm mỹ dân gian, cầu Thê Húc chỉ có một lựa chọn duy nhất là sơn màu đỏ bởi lẽ: Cầu hướng về phía Đông, theo hướng mặt trời mọc để đón nhận được toàn vẹn dưỡng khí của một ngày mới.
Đây là một quần thể di tích mang tính huyền thoại
Vưa rồi, Winway đã cung cấp thêm thông tin bổ ích cho quý khách về cầu Thê Húc. Mong quý khách sẽ có một chuyến tham quan Hà Nội thật vui.
Winway Travel