• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Về Tiền Giang ngoạn cảnh chùa Vĩnh Tràng linh thiêng

Chùa Vĩnh Tràng là ngôi chùa thờ phật lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Nơi đây được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1984.

Vị trí địa lý chùa Vĩnh Tràng

Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Mỗi ngày, chùa đón tiếp gần 1000 khách tham quan, trong đó có khoảng 300 vị khách nước ngoài. Ngoài danh hiệu “ngôi chùa lớn nhất Tiền Giang”, ngôi chùa còn có vô số những điều thú vị khác.

Chùa Vĩnh Tràng từ trên cao

Đường đến chùa Vĩnh Tràng

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng. Cuối cùng rẽ trái khoảng 300 m để đến chùa Vĩnh Tràng.

Mặt tiền trước chùa Vĩnh Tràng. Ảnh: Văn Hào

Cách trung tâm thành phốkhoảng 3km, chùa Vĩnh Tràng là một trong những chùa lớn ở miền Tây. Nơi đây thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, ngoạn cảnh.

Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường. Nơi có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm. Đồng thời cũng trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách, thời vua Minh Mạng, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một cái am nhỏ. Am này được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu. Ảnh: Văn Hào

Lịch sử hình thành

Chùa được xây dựng vào thế kỉ 19 bởi vợ chồng ông Bùi Công Đạt. Ông một vị quan dưới triều vua Minh Mạng (1820 – 1840). Sự hình thành ngôi chùa trước hết bắt nguồn từ tấm lòng thơm thảo của người dân địa phương. Năm 1849, hòa thượng Đệ Đăng về đây chủ trì chùa. Ngài cho khởi công xây dựng nên chùa Vĩnh Tràng. Đồng thờiđặt tên là chùa Vĩnh Trường. Ý nghĩa của tên chùa là “Vĩnh cửu đối sơn hà, trường tồn tề thiên địa”. Cũng chính vì ý nghĩa cao quý đó, ngôi chùa được người dân yêu mến gọi là chùa Vĩnh Tràng. Ngôi chùa tới nay đã 300 năm tuổi có lẻ (ảnh ST)

Ngôi chùa tới nay đã 300 năm tuổi có lẻ. Ảnh ST

Cho đến khi có được vẻ bề ngoài khang trang như hôm nay, ngôi chùa đã biến đổi không ít dưới bàn tay của các đời hòa thượng khác nhau. Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu cho sửa chữa phần chánh điện, pha trộn cả nét kiến trúc Á – Âu. Năm 1930, Hòa thượng Minh Đằng cho trùng tu toàn diện, tạo nên bộ mặt mới khác lạ của chùa. Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chùa Vĩnh Tràng còn là nơi che giấu, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng. Dù địch phát hiện và nhiều lần tàn phá nhưng vẫn không thể làm hư hỏng được ngôi cổ tự. Cho đến nay, nơi đây đã một biểu tượng không thể thay thế trong lòng người dân địa phương.

Kiến trúc chùa

Nét đẹp Á -Âu kết hợp

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu. Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa. Hệ thống cột trụ tinh tế (ảnh ST)

Hệ thống cột trụ tinh tế. Ảnh ST

Mặt tiền chùa

Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,… vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Vẻ đẹp đậm chất Á Đông

Nét đẹp châu Á là thứ người ta sẽ cảm nhận rõ hơn khi tiến vào bên trong. Tạo nên sự vững chãi của chùa là hệ thống các hoành phi, tượng gỗ được chạm khắc khéo léo, tinh xảo. Mục sở thị không gian bên trong chùa (ảnh ST)

Mục sở thị không gian bên trong chùa. Ảnh ST

Bốn cột cái của chùa  đều treo long trụ. Nét đặc biệt là đôi long trụ này có lối sắp xếp bố cục độc đáo có một không hai: chạm chim phượng đứng trên đầu rồng. Có thể nói toàn bộ cái đẹp của chùa  đều tập trung vào nghệ thuật tạo hình, trong đó phần tượng chiếm đa số. Nét chạm trổ điêu khắc công phu (ảnh ST)

Nét chạm trổ điêu khắc công phu. Ảnh ST

Hệ thống tượng phật chùa Vĩnh Tràng

Chùa có diện tích khoảng 2 ha gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,… Ngoài ra trong khuôn viên chùa có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ cao lớn và vườn cây ăn trái luôn rợp bóng mát.

Chùa Vĩnh Tràng cũng thu hút các vị khách nước ngoài. Ảnh: Văn Hào

Trong chùa Vĩnh Tràng tỉnh Tiền Giang có trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng. Tất cả các pho tượng đều được thếp vàng óng ánh. Hệ thống tượng được đúc vào những năm của thế kỷ 19, đi kèm với bảy bộ bao lam in hình Bát Tiên, Mặt Trăng và Mặt Trời là những bức tượng vô giá của Vĩnh Tràng tự. Tất cả các pho tượng đều được thếp vàng óng ánh. Bên cạnh những pho tượng, hiện vật chùa còn có Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo. Chuông cao 1,2 mét, nặng khoảng 150 kg và hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Hệ thống tượng phật (ảnh ST)

Hệ thống tượng phật. Ảnh ST

Là một công trình mỹ thuật độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ. Vào những ngày rằm, mùng một chùa Vĩnh Tràng lúc nào cũng có đông đảo người dân ở nhiều nơi đến hành hương. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.

Winway Travel