• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Vạn An Thạnh – Bảo tàng xương cá voi 200 tuổi

 Vị trí địa lý Vạn An Thạnh

Vạn An Thạnh tọa lạc cạnh một bãi cát trắng mịn thuộc Xã Tam Thanh, Huyện Phú Quý. Nơi đây chỉ cách trung tâm huyện Phú Quý tầm 2,5km. Vì thế khá thuận tiện để du khách đến tham quan.

Cổng Vạn An Thạnh 

Lịch sử thành lập

Vạn An Thạnh được kiến lập năm 1781, tính đến nay đã trên 230 năm tuổi. Nơi đây thờ thần Nam hải cùng chư vị Tiền hiền có công khai mở xóm làng.

Chánh điện Vạn An Thạnh 

Trải quan bao nhiêu thăng trầm, Vạn An Thạnh vẫn đứng sừng sừng trước biển. Điều này  thể hiện được tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của người dân Phú Quý.  Đây cũng là một minh chứng sống cho văn hóa truyền thống của vùng.

Vẻ đẹp đầy thơ mộng của Vạn An Thạnh

Vạn nằm ngay một ngôi làng ven biển Phú Quý. Nơi đây có những hàng dừa xanh bao phủ. Trong đó, hướng chính nhìn về phía biển trong xanh. Nhìn xa sẽ thấy  đoàn thuyền đánh cá, những người dân nô nức trao đổi hàng hóa. Hình ảnh này tạo nên một không gian vô cùng thơ mộng, đậm chất trữ tình.

Vẻ đẹp thơ mộng của Vạn An Thạnh

Đặc biệt, kiến trúc bên trong Vạn vô cùng độc đáo. Trong đó gồm chính điện, võ ca và tiền hiền được thiết kế và bố trí theo hình chữ Tam. Ngoài ra, trong khuôn viên Vạn có rất nhiều bộ phận phụ theo lối kiến trúc cổ đại để mọi người tham quan và trải nghiệm.

Khu thờ ở Vạn An Thạnh

Hiện nay, Vạn An Thạnh đang lưu giữ hơn 100 bộ hài cốt của cá voi và rùa da, người dân nơi đây quan niệm rằng đây chính là hài cốt của ông bà tổ tiên nên đã tôn thờ và có những nghi thức kính khẩn mang đậm phong tục của ngư dân. Bên cạnh đó, tại đây còn có rất nhiều bộ sưu tập về các loại cá có giá trị rất lớn trong việc hỗ trợ nghiên cứu sinh vật biển.

Phong tục thờ thần Nam Hải

Vạn An Thạnh là nơi lưu giữ và thờ cúng xương cốt cá voi được xây dưng vào năm Tân Sửu – 1781. Lúc bấy giờ chưa có Ông nào “lụy” dạt vào đảo. 60 năm sau, năm 1841 mới có một Ông to lớn trôi vào bờ trên bãi cát trước vạn. Bà con tổ chức an tang chu đáo. Vì là “Ông” đầu tiên nên được gọi là “vị cố” và lấy ngày 15/10 âm lịch – ngày phát hiện vị cố lụy – làm ngày giỗ và lễ tế thu của vạn. Năm 1960 có một “cá ông” lớn khác trôi vào. Xác cá có chiều dài trên 25m. Mai táng xong, 3 năm sau đó ngư dân vùng này được mùa liên tiếp.

Cá voi nặng 70 tấn lụy bờ ở biển Phú Quý, Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Giỏi

Phong tục này gắn liền với tín ngưỡng thờ Ông Nam Hải của ngư dân. Xưa cũng như nay, ngư dân đảo Phú Quý có niềm tin tuyệt đối vào sự hiển linh của Ông (cá voi), coi đó là vị phúc thần luôn ở bên cạnh chúng tôi trong những chuyến biển đầy hiểm nguy.

Ông Lụy

Ông hay Ông Nam Hải là tên gọi một cách thành kính mà người đi biển và cư dân vùng biển gọi những con cá voi. Cá voi chết được gọi là Ông lụy và người phát hiện đầu tiên thi thể của Ông sẽ là người đứng chủ tang, chịu tang trong 3 năm như con trai cả trong gia đình.

Nhà trưng bày hài cố t cá voi ở Vạn An Thạnh

Nhân dân trong xã cùng đứng ra tổ chức tang lễ, mai táng. Điều này được thể hiện qua các đạo sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng và lệnh cho nhân dân ba làng Mỹ Khê, Hội An và Triều Dương phải cùng nhau hương khói, phụng thờ.

Bộ xương cá voi dài 17 m ở Vạn An Thạnh

Theo nhận định của các nhà khoa học, bộ xương cá voi tại vạn An Thạnh là xương cá nhà táng. Cá nhà táng là loài thú biển, thuộc loại phân bộ cá voi có răng. Đầu cá rất lớn, chiếm 1/3 chiều dài thân. Thân cá dài 20 mét, con đực nặng khoảng 70 tấn, con cái nặng 30 tấn. Trên trán có chứa khí dự trữ. Khoang hàm trên có khối mỡ đệm rất lớn. Hàm dưới dài và hẹp. Hàm trên không có răng. Cá nhà táng đực rất hung dữ, chúng ăn những loài cá lớn, mực, và khi bảo vệ đàn cái và con của chúng, có thể tấn công cả người và tàu thuyền

Bộ hài cốt cá voi dài 17m ở Vạn An Thạnh

Nơi tổ chức các lễ hội truyền thống

Ngoài những vẻ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, thì tại Vạn An Thạnh là một trong những nơi thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội tế xuân (mùng 10 – 20/1 âm lịch), tập tục dâng lễ vật tế Thần Nam Hải,…được tổ chức với nhiều trò chơi, sinh hoạt văn hóa, ăn uống,… thu hút rất nhiều ngư dân xứ đảo và khách du lịch tham quan và ghé đến vào thời điểm này.

Vạn An Thạnh là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống 

 

Đồng thời, đây chính là dịp mà mọi người có thể quay quần với nhau cùng với gia đình, cội nguồn, tổ tiên để ghi nhớ những truyền thống lâu đời của ông cha ta để lại.

Vạn đã được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1996 và hiện được UBND huyện Phú Quý bảo tồn và gìn giữ. Đây cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm đảo.