Tu viện Palkhor đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Nơi đây là một sự giao thoa giữa chùa chiền và tu viện với kiến trúc phản ánh rõ các nét đặc trưng của tu viện thời cuối thế kỷ 13 và giữa thế kỷ 15. Công trình biểu tượng nhất của Palkhor chính là tháp phù đồ Kumbum, được tạo thành từ 9 tầng với gần 77 điện chùa và 10.000 tượng Phật, đồ trang trí và tranh tường. Cũng vì vậy mà Kumbum còn có biệt danh là “Vạn Phù Đồ”. Điện chính của tu viện có tên là Tsulaklakang là một tòa nhà ba tầng được trang trí với các dải lụa sặc sỡ Thankas từ Arhats ngoài cửa sổ. Các hành lang của chính điện được thắp sáng bởi đèn lồng mỡ bò Yak và ở chính giữa điện là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng. Tầng thứ 2 của chính điện là vô số các tượng Manjuist và Arhats sống động cùng hơn 100 bộ trang phục kịch Tây Tạng làm từ lụa và vải thêu thổ cẩm từ thời nhà Minh và Thanh. Một nét đặc biệt khác trong tu viện là các bức tranh tường miêu tả rõ nét nhiều khía cạnh khác nhau của các giáo phái Phật giáo Tây Tạng hay các câu chuyện về Phật Tổ.
Vào lễ hội Saka Dawa, du khách đến tu viện Palkhor sẽ có dịp dược chứng kiến lễ tụng kinh và dâng hương của hơn 500 Lạt-ma và hàng ngàn Phật tử.