Vị trí Tháp Bà Ponagar
Cách trung tâm
Thành phố Nha Trang không xa về phía Bắc 2 km, tháp Ponagar xinh đẹp nằm gọn gàng trên một quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa. Là ngôi đền Chăm Pa nằm trên một đỉnh ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12m so với mực nước biển. Từ xa, bạn cũng có thể nhận ra tháp Ponagar vì hình dáng và kiến trúc rất đặc sắc.
Tháp Ponagar bên sông Cái. Ảnh: ST
Sự tích nữ thần Ponagar
Thời xưa người Champa ở Khánh Hòa thờ phụng nữ thần Ponagar – Người luôn kề bên bảo vệ chăm lo đời sống cho người dân, giúp họ có đất đai để sinh sống, trồng trọt. Ponagar được người dân tôn là Thiên Y Thánh Mẫu. Trong tâm niệm của người Champa xưa, Thiên Y Thánh Mẫu được xếp vào hạng thượng đẳng thần, muôn người thờ phụng. Bà là người tái sinh ra đất, nước, cây cối, thực phẩm cho nhân dân. Vì thế người Chăm coi bà như sự khởi nguyên của sự sống.
Từ nữ thần Ponagar được người dân tôn là Thiên Y Thánh Mẫu. Ảnh: ST
Tuy chỉ là truyền thuyết người xưa để lại nhưng những điều đó đã tạo nên những văn hóa phong tục vô cùng đặc sắc của người Chiêm Thành. Bạn đến với tháp Ponagar tất nhiên sẽ được nghe qua về sự tích nữ thần Ponagar (Thiên Y Thánh Mẫu) và nhiều câu chuyện khác về các vị thần được thờ nơi đây.
Lịch sử hình thành
Công trình này được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII – XIII. Tháp bà Ponagar là một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng nơi đây. Điểm đến lưu giữ được những giá trị cốt lõi của lịch sử và nét đẹp hùng vĩ của những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo.
Ý nghĩa tên Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar còn gọi là Yang Po Inư Nagar. Trong tiếng Chăm, Inư, Ê Đê, Jarai có nghĩa là giống cái. Ngôi đền Chăm Pa nằm trên một đỉnh ngọn đồi nhỏ và cao khoảng 10-12m so với mực nước biển.
Tháp Bà Ponagar cổ kính. Ảnh: ST
Giá vé tham quan tháp bà Ponagar là 22.000 đồng/du khách/lượt. Thời gian mở cửa ở nơi đây là từ 8h00-18h00
.
Vé tham quan tháp bà Ponagar
Cấu trúc Tháp Bà Ponagar
Tổng quan
Tháp được xây chắc chắn bằng gạch đất nung. Các mạnh gạch gắn khít với nhau cảm giác như được ghép bằng một chất liệu đặc biệt. Đây không phải là vôi vữa bình thường. Của các tháp được mở nhìn về hướng biển Đông như đang đón gió ngoài khơi đưa vào. Ngó vào bên trong tháp, bạn có thể thấy trên thân tháp có nhiều đường góc cạnh. Về họa tiết trang trí trên tháp rất phong phú và đặc trưng. Trong đó gồm nhiều hình tượng trong tín ngưỡng người Chăm như: Thần Tenexa, các tiên nữ, Ponagar, các loài linh vật …
Ponagar từ dưới nhìn lên.
Nhìn tổng quan kiến trúc ở tầng giữa gồm 10 cột trụ chính. Chúng được chia làm 2 hàng nằm hai bên. Chiều cao hơn 3 m, đường kính bằng một vòng tay người ôm (khoảng 1 m). Rộng ra có thêm một hệ thống cột nhỏ gồm 12 cột chia làm 2 hàng, có chiều cao thấp hơn chút. Hệ thống cột được bố trí hợp lý phân chia đỡ lực từ mái áp xuống. Bước tiếp lên trên các bậc thang dốc ở tầng giữa bạ sẽ tiến vào tầng trên cùng.
Bước lên cổng nhìn lên một cách tổng quát ta có thể dễ dàng nhận ra khái quát bố cục của toàn bộ khu di tích. Khu di tích tháp Ponagar được chia làm 3 phân khu từ dưới lên trên tương ứng với 3 tầng kiến trúc.
Khi đến nơi đây, du khách sẽ được tham quan 3 tầng khu di tích. Đây là những kiến trúc vô cùng độc đáo từ hơn chục thế kỷ trước.
-
Tầng tháp cổng: Tầng này do thời gian đã lâu nên không còn được nguyên vẹn. Tuy vậy, những dấu tích về những kiến trúc xưa vẫn còn. Đó là cột trụ, bậc thang bằng đá dẫn lên tầng 2.
-
Tầng 2: Tầng này có tên gọi là Mandapa. Tên gọi này có ý nghĩa là một nhà tĩnh tâm. Đây là nơi để du khách tĩnh tâm, thư giãn và đến hành hương.
-
Tầng 3: Là tầng cao nhất, tại tầng này các bạn có thể nhìn ngắm được khung cảnh thiên nhiên nơi đây vô cùng kỳ vĩ. Khi lên tầng này, xuất hiện trước mặt các bạn là ngọn tháp cao tới 23m. Điều vô cùng đặc biệt là công trình này được xây dựng bằng gạch, khít mạch và không có bất kỳ chất kết dính nào. Mỗi chi tiết nhỏ đều thể hiện rất rõ sự tinh tế của thời xưa.
Ba tầng khu di tích
Vào thời điểm khoảng tháng 3 âm lịch, có rất nhiều người đến Tháp bà Ponagar để dâng hương, hành lễ. Đây cũng là thời điểm nhiều du khách lựa chọn đến nơi đây. Cùng với đó, các bạn sẽ được trải nghiệm vào lễ hội lớn nhất của khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Lễ hội này gắn liền với truyền thuyết thờ nữ thần Thiên Y Thánh Mẫu Ana. Đến với lễ hội này, các bạn có thể khám phá và biết nhiều hơn về câu chuyện huyền thoại gắn liền với người mẹ của đồng bào Việt, Chăm thuộc những tỉnh miền Trung.’
Khám phá các lễ hội tại Tháp bà Ponagar
Bên cạnh đó, những lễ hội nơi đây còn có những hoạt động tín ngưỡng dân gian vô cùng độc đáo như là: Múa bóng, đọc kinh cầu an của nhà sư, trình diễn múa lân,…
Đến với Tháp Bà Ponagar, du khách không chỉ được khám phá về kiến trúc độc đáo của thời Chăm cổ mà còn có thể thư giãn, hòa mình với không gian yên bình, thanh tịnh. Đây thật sự là một trong những điểm du lịch thú vị tại Nha Trang, giúp cho lịch trình khám phá của bạn trở nên đa dạng hơn.
Winway Travel