• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Quảng trường Ba Đình ở thủ đô Hà Nội

Vị trí địa lý

Quảng trường Ba Đình là quảng trường lớn nhất Việt Nam, nằm trên đường Hùng Vương. Nơi đây thuộc khu vực phía Tây thành phố. Phía Bắc giáp với Văn phòng Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mặt khác phía Nam giáp với trụ sở Bộ Ngoại giao. Còn phía Tây giáp với lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cuối cùng, phía Đông giáp Hội trường Ba Đình.

Khuôn viên Quảng trường Ba Đình

Lịch sử hình thành

Đầu thế kỷ 20, khu vực này là một khoảng trống với bãi hoang. Tại đây có hồ ao mới được san lấp. Người Pháp đã xây dựng ở đây một vườn hoa, đặt tên là Rond Point Puginier. Đây còn được gọi là Quảng trường tròn (rond point: điểm tròn) hay vườn hoa Puginier (Puginier là tên một vị cha cố). Xung quanh Vườn hoa Puginier này một số công trình công sở, biệt thự được xây dựng. Một trong những công trình được xây dựng sớm là Phủ Toàn quyền (1902), sau này là Phủ Chủ tịch. Về sau thêm các công trình quan trọng khác là trường Albert Sarraut (1919). Đây là Cơ quan Trung ương Đảng và Sở Tài chính (1925), nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao.

quang-truong-ba-dinh-ha-noi

Ảnh: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ý nghĩa tên gọi

Tên Quảng trường Ba Đình do bác sỹ Trần Văn Lai. Đây là người giữ chức Thị trưởng thành phố từ ngày 20/7 đến 19/8/1945 đặt tên. Sở dĩ, Thị trưởng Trần Văn Lai đặt tên là Ba Đình vì ông cảm phục nghĩa quân Đinh Công Tráng. Ngài đã tham gia chống Pháp rất anh dũng ở căn cứ Ba Đình huyện Nga Sơn, Thanh Hoá. Cuộc chiến diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Quảng trường Ba Đình lịch sử

Tháng 8/1945, sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó đã đưa nhân dân Việt Nam trở thành những người chủ thật sự của đất nước. Có nhiều địa điểm được đưa ra lựa chọn để làm nơi diễn ra Lễ Độc lập. Cuối cùng Quảng trường Ba Đình đã được chọn. Và vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời, đã bước lên lễ đài để đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết thúc hàng nghìn năm phong kiến, phát xít và thực dân.

Thời gian mở cửa và giá vé

Thời gian mở cửa: Từ 7h30 – 10h30 các ngày thứ 2, 4, 6. Riêng đối với những cuối tuần và mùa đông, thời gian có thể muộn hơn.

Người dân Việt Nam được miễn vé vào cổng

Giá vé: Không thu vé đối với người dân Việt Nam. Đối với khách nước ngoài thì giá vé là 25.000 VNĐ.

Các sự kiện đáng chú ý tại Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình không chỉ là nơi diễn ra các cuộc diễu binh và diễu hành nhân các ngày lễ lớn của Việt Nam, mà còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nước nhà như:
  • 2/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 1/1/1955, người dân Hà Nội tham gia mít tinh và cuộc duyệt binh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mừng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về Hà Nội.
quang-truong-ba-dinh-ha-noi

Ảnh: Báo Đầu tư

  • 9/9/1969, lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể.
  • 2/9/1975, cuộc diễu binh và diễu hành mừng đất nước thống nhất được tổ chức long trọng.
  • 10/10/2010, các cuộc mít tinh, diễu binh, và diễu hành với quy mô lớn được tổ chức mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
  • 2/9/2015, lễ diễu binh kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng diễn ra tại quảng trường.
quang-truong-ba-dinh-ha-noi

Ảnh: VOV

Ngoài ra, Quảng trường Ba Đình còn tổ chức nghi lễ Thượng cờ hàng ngày vào đúng 6h sáng mùa hè và 6h30 sáng mùa đông, và Hạ cờ vào 21h cùng ngày. Nghi lễ này được đội Tiêu binh danh dự thực hiện trước Lăng Chủ tịch. Trong trường hợp có quốc tang, để tỏ lòng tôn kính và khi gặp đại nạn, các cơ quan, công sở, và cả Quảng trường Ba Đình sẽ treo cờ rủ trong 2 ngày, bắt đầu từ 12h trưa.

Kết

Quảng trường Ba Đình là nơi trang nghiêm, nhưng cũng rất hấp dẫn bởi cảnh quan và quần thể kiến trúc đặc sắc. Nơi đây đã gắn liền với những cuộc chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam, và chứng kiến rất nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng. Dù là trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, thì Quảng trường Ba Đình vẫn sở hữu giá trị tinh thần to lớn đối với mỗi người con đất Việt.

Winway Travel