• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Nước mắm và làng nghề 200 năm ở Phan Thiết

Thành phố Phan Thiết vốn nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi. Điểm đến có nhiều cảnh đẹp lại có nguồn hải sản phong phú. Nơi đây đặc còn thu hút du khách bởi nhiều món ăn ngon đến từ nguồn hải sản tươi. Trong đó có nước mắm.

Nước mắm Phan Thiết

Làng nước mắm Phan Thiết vốn nổi tiếng với việc được thiên nhiên ưu đãi. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lại và nguồn hải sản phong phú. Ngoài ra còn thu hút những du khách bởi có quá nhiều món ăn ngon. Tất cả đều đến từ nguồn hải sản tươi có sẵn. nước mắm ngon truyền thống

Nước chấm truyền thống của Phan Thiết trứ danh một thời khắp cả nước

Cùng với đó, một trong những điều mà du khách không thể quên là hương vị nước mắm trứ danh. Gia vị này của Phan Thiết luôn nằm trong top  thương hiệu danh tiếng nhất đất Việt. Danh tiếng vang xa ra tận những nước Châu Á lân cận. Nói đến đây chắc hẳn các bạn đều đã biết tới thương hiệu nước mắm Tĩn. Thương hiệu sử dụng công thức 300 năm truyền thống. Ngoài chất lượng được đảm bảo khi làm thủ công, nước mắm còn được sử dụng tĩn gốm sang trọng. Sản phẩm vừa có thể đem biếu lại vừa tăng thêm vẻ đẹp cho gian bếp của gia đình. Điều đó khẳng định vị thế của nước mắm Phan Thiết trong bữa ăn Việt. Chính vì vậy, sẽ rất tiếc nếu như bạn chỉ đến Phan Thiết nghỉ dưỡng.. Vì thế, để làm mới chuyến đi của mình, hãy thử ghé thăm làng nghề nước mắm nhé.

Lịch sử hình thành

Theo “Địa chí Bình Thuận” từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước. Đây là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương. Năm 1904, theo Công sứ Pháp ở Bình Thuận, Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về  công nghiệp chế biến nước mắm. Nghề làm nước mắm tại Phan Thiết

Nước chấm này thuộc loại “lão làng” và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường. 

Nơi sản xuất có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là Công ty Liên Thành). Thương hiệu do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906. Mục đích hướng đến kinh doanh chấn hưng kinh tế. Đồng thời phát triển nhiều cơ sở sản xuất ở Phan Thiết. Nước mắm Phan Thiết sóng sánh, thơm nức sẽ là món quà tuyệt vời để tặng người thân hoặc bạn bè. Hơn thế nữa, hãy đến làng nghềvà xem quy trình cho ra sản phẩm chất lượng nhé.

Nguyên liệu của nước mắm Phan Thiết

Nguyên liệu chính làm nên nước chấm này là cá cơm. Có nhiều loại cá cơm khác nhau. Trong đó gồm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép…Tuy nhiên, loại ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Ngoài ra cũng có thể là một số loại cá có kích thước vừa và nhỏ khác.  Nguyên liệu được chọn làm nước mắm

Cá vừa đánh bắt để làm nước mắm

Cá cơm được ưu tiên lựa chọn vì có kích thước nhỏ. Con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa nhưng phân rã thành mắm nhanh. Vì thế, thời gian thành phẩm cũng ngắn. Cùng với đó, tay nghề của những người thợ chuyên nghiệp cũng cho ra sản phẩm thơm ngon, đạt chuẩn.

Quy trình làm nước mắm tại làng nghề

Ban đầu do lượng cá đánh bắt được khá lớn. Mỗi đợt tàu thuyền đem về từ 10 đến 20 tấn. Vì không thể tiêu thụ hết, ngư dân đã lấy muối ướp cá để bảo quản được lâu hơn. Nhưng không ngờ, việc ủ cá với muối lại tạo thành một thứ nước đậm đà. Đó là nước mắm. quy trình làm nước mắm sạch và ngon

Nước chấm này được ủ chượp trong lu theo phương pháp truyền thống sẽ ngon hơn

Khi nghĩ tới nước mắm, chắc hẳn sẽ nghĩ đến nguyên liệu cá và muối. Sản phẩm ủ đủ ngày tháng là sẽ được thành phẩm. Thật ra thì không hề dễ dàng, người làm nghề cần phải rất kĩ lượng trong từng khâu. Từ ủ chượp đến ra thành phẩm. Quy trình chọn lọc nguyên liệu cũng là một điều rất gắt gao để có thể quyết định việc nước mắm có ngon và đủ dinh dưỡng, chất lượng hay không đó. Tiếp theo người ta sẽ chú trọng vào việc chế biến, bởi vì nước chấm này không chỉ có một cách để tạo ra đâu, có đến hai cách chế biến là chế biến trong lều và chế biến trong lu.

Chế biến trong lều

Vì diện tích lều khá nhỏ nên với cách chế biến này thì dụng cụ chế biến cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng 3 loại thùng gỗ: thùng trổ, thùng phơi và thùng chứa. Mỗi thùng đều sẽ có kích thước khác nhau. Thùng nhỏ nhất có sức chứa khoảng 4 tấn cá, thùng lớn hơn sẽ chứa được từ 5 đến 6 tấn cá. Rồi ở thùng muối cá sẽ có một lỗ lù để rút nước. Nhà Thùng dùng để sản xuất nước mắm cá cơm theo phương pháp truyền thống

Nhà thùng dùng để sản xuất  theo phương pháp truyền thống

Vì diện tích lều khá nhỏ nên với cách chế biến này thì dụng cụ làm  cũng rất đơn giản. Chỉ cần dùng 3 loại thùng gỗ: thùng trổ, thùng phơi và thùng chứa. Mỗi thùng đều sẽ có kích thước khác nhau. Thùng nhỏ nhất có sức chứa khoảng 4 tấn cá, thùng lớn hơn sẽ chứa được từ 5 đến 6 tấn cá. Rồi ở thùng muối cá sẽ có một lỗ lù để rút nước mắm.

Chế biến trong lu

Cách làm nước mắm trong lu là một cách khá độc lạ vì người làm phải thu thập muối trước một năm, phơi lại cẩn thận rồi ủ muối trong chum, vại sành để muối phải thật già. Sau đó tỷ lệ trộn giữa cá và muối sẽ là 10:3. quy trình làm nước mắm sạch và ngon

Quy trình sản xuất nước chấm ngon và sạch

Hình ảnh thường được bắt gặp nhất thời bấy giờ có lẽ là những sân mắm, những thùng lều cao trải dài khắp một vùng, đến nỗi bạn chỉ cần đặt chân đến làng mắm Phan Thiết là có thể cảm nhận được vị mặn chát của muối, hương đặc trưng của cá, của mắm.

Sự đặc biệt của nước mắm Phan Thiết

Độ đạm dinh dưỡng chính là được hình thành trong quá trình thuỷ phân của giai đoạn ủ chượp, thành phần đạm sẽ bao gồm 2 sản phẩm là đạm dinh dưỡng và đạm urê (tức đạm thối). Nếu bạn không biết thì tỷ lệ đạm dinh dưỡng trong nước mắm càng cao, hương vị sẽ càng ngon. quy trình làm nước mắm sạch và ngon

Ngoài ra thì ở Phan Thiết có 3 khu vực làng nghề nước mắm

Vì thế khi sử dụng phương pháp ủ chượp – kéo rút thông thường, nước mắm nhỉ chỉ có độ đạm khoảng 28-30oN, còn để có thể cho ra được nước mắm nhỉ có độ đạm cao từ 35-37 độ, người ta sẽ phải quan tâm đến việc chọn cá thật tốt, tươi ngon, tỷ lệ thịt cá cao, ngoài ra nữa thì phải rút thật sạch nước bổi để giảm lượng nước bên trong thùng chượp. Ngoài việc đó ra thì để có độ đạm cao hơn, người ta sẽ sử dụng phương pháp đôn đạm, chính là việc dùng nước hoa cà để làm nước châm rồi tiến hành kéo rút lần lượt qua nhiều thùng lều liên tiếp, làm như vậy thì mỗi thùng sẽ tăng thêm được vài độ đạm.

Cách nhận biết nước mắm thật

Để nhận biết đâu là nước mắm Phan Thiết thứ thiệt có rất nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cách đơn giản nhất chính là nhìn tổng quan sản phẩm. Nước mắm Phan Thiết sẽ sở hữu màu vàng rơm cho đến nâu cánh gián khi sử dụng cá cơm, hoặc màu nâu nhạt nếu là cá nục làm nguyên liệu, ngoài ra nước sẽ trong sánh, ngửi lên có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm khó quên. nước mắm nguyên chất sạch và ngon

Nước mắm Phan Thiết còn tự hào khi được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận

Có lẽ sự khác biệt này đến từ quá trình ủ chượp dưới nắng, gió cộng với nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp đã tác động rõ rệt đến cơ chế lên men – điều này chỉ có tại Phan Thiết mà thôi.

Những làng nghề lâu đời tại Phan Thiết

Hiện nay, tại Phan Thiết bạn có thể ghé đến các làng nghề Thanh Hải, Phú Hài, Đức Thắng và Hàm Tiến – Mũi Né để tham quan. Nước mắm Phan Thiết rất dễ nhận biết bởi màu vàng rơm, trong vắt, sánh, mùi thơm đặc trưng không thể lẫn với các loại nước mắm khác. Những làng nghề làm nước mắm lâu đời tại Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết rất đặc biệt

Nói đến đây chắc hẳn các bạn đều đã biết tới thương hiệu nước mắm Tĩn, với công thức 300 năm truyền thống, ngoài chất lượng được đảm bảo khi làm thủ công, nước mắm còn được sử dụng tĩn gốm sang trọng, vừa có thể đem biếu tặng lại vừa tăng thêm vẻ đẹp cho gian bếp của gia đình, khẳng định vị thế của nước mắm Phan Thiết cho mỗi bữa ăn thêm đậm đà. https://nuocmamtin.com/nuoc-mam-truyen-thong-cua-phan-thiet-phat-trien-hon-tram-nam-qua/