Vị trí địa lý
Núi Cấm còn có tên gọi là “Núi Ông Cấm” hay “Thiên Cấm sơn, Thiên Cẩm Sơn”. Địa danh này thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên. Núi có độ cao 705m so với mặt nước biển, chu vi 28.600m. Đặc biệt, đỉnh Bồ Hong ở trên núi này chính là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn. Đồng thời, đây cũng là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Toàn cảnh núi Cấm từ trên cao. Ảnh: ANTĐ
Ngọn núi cao nhất An Giang
Với độ cao 705m, chu vi 28.600m2, núi Cấm không chỉ là ngọn núi cao nhất, lớn nhất. Đồng thời, mà còn được xem là ngọn núi kỳ bí nhất trong dãy Thất Sơn. Bởi không chỉ vì danh xưng, đây còn là nơi của những câu chuyện huyền bí. Trong đó gồm núi Cấm là chốn linh thiêng. Đây là nơi dành riêng cho các bậc chân tu hoặc thần tiên hội tụ mỗi khi giáng thế…
Khu du lịch cáp treo núi Cấm. Ảnh: ANTĐ
Ngày nay, núi Cấm đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Ở đây có địa thế và các điểm du lịch đẹp. Du khách có thể khám phá vẻ đẹp núi non kì vĩ, phong cảnh đẹp của cây cối xanh tươi của núi bằng cáp treo rất thú vị.
Truyền thuyết núi Cấm
Đi tìm bí ẩn
Bí ẩn về truyền thuyết trên đỉnh núi Cấm An Giang được người dân địa phương và khách du lịch rỉ tai nhau từ khi xuất hiện 2 vụ tai nạn thương tâm ở núi Cấm trong 2 năm 2012 và 2013. Tai nạn khi đi du lịch ở những vùng núi có địa hình hiểm trở như núi Cấm là điều bình thường. Nhưng không ít người dân nơi đây lại liên tưởng đến bí ẩn về lời nguyền núi Cấm từng xảy ra 30 năm về trước.
Con đường dẫn lên núi Cấm xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn lở núi đầy bí ẩn
Theo lời kể của người dân bản địa thì 30 năm về trước cũng xảy ra 2 vụ tai nạn liên tục trong 2 năm liên tiếp là 1982 và 1983. Đến nay khi nhắc đến 2 vụ tai nạn đó thì người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng.
Câu chuyện đầu tiên
Vụ tai nạn đầu tiên diễn ra vào năm 1982. “Đó là một ngày mưa lớn”, lời đầu tiên ông Tân – nhân chứng của vụ tai nạn 1982 kể lại. “Ngày đó, mưa to kèm theo gió lớn khiến đất, cát từ trên đỉnh Bồ Hong rơi xuống thung lũng dữ dội, làm hỏng hết 4 – 5 công đất của người dân sinh sống ở dưới núi. Tuy nhiên, khi đó người dân nơi đây còn thưa thớt nên chỉ có vài người bị thương nhẹ.”
“Những tưởng vụ tai nạn đó chỉ là ngẫu nhiên do tự nhiên. Do đó, người dân nơi đây vẫn sinh sống bình thường. Nhưng nào ngờ đó lại là mở đầu cho tai nạn kinh hoàng năm 1983. Sau 3 ngày mưa liên tiếp thì ngày thứ 4, một trận lở đất kinh hoàng diễn ra tại vồ Thiên Tuế (vồ Bồ Hong), kèm theo đó là động đất khiến hàng trăm khối đất đá, rơi xuống, cuốn phăng nhà dân xuống tận chân núi. Đã có 3 người chết trong vụ tai nạn đó.”
Phong cảnh Núi Cấm – nơi có nhiều truyền thuyết ly kỳ
Sau khi 2 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong 2 năm thì những truyền thuyết trên đỉnh núi Cấm An Giang liên tiếp ra đời. Mặc dù sự việc xảy ra cách đây 30 năm được nhận định là hiện tượng tự nhiên nhưng mỗi khi nghĩ đến sự trùng hợp một cách kì lại giữa 2 vụ tai nạn, người dân sinh sống ở đây lại cảm thấy rùng mình.
Bí ẩn vẫn tồn tại
Núi Cấm không chỉ là địa điểm du lịch đẹp ở An Giang mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết đầy màu sắc. Có 2 truyền thuyết liên quan đến núi Cấm được người dân An Giang truyền tụng đến ngày nay. Theo truyền thuyết thì tên gọi núi Cấm cũng ra đời từ đó.
Các truyền thuyết nổi bật
Truyền thuyết đầu tiên nói rằng tên gọi địa danh này xuất phát từ lệnh Cấm dân lên núi của vua Nguyễn Phúc Ánh (tên gọi trước của vua Gia Long). Vua đã từng lánh nạn quân Tây Sơn ở trên núi nên đã ban lệnh cấm dân lui tới nơi đây. Hiện nay, trên núi Cấm vẫn còn điện Gia Long để thờ vua Gia Long.
Truyền thuyết về Bạch Hổ từng sống ở núi Cấm
Truyền thuyết thứ 2 nói rằng núi Cấm xưa là nơi sinh sống của giống hổ trắng (Bạch Hổ) nên cấm người dân lên núi. Trên núi Cấm ngày nay có đến 10 hang Ông Hổ nên càng nhiều người tin rằng ngày xưa trên núi đã từng có rất nhiều hổ sinh sống.
Câu hỏi chưa thể trả lời
Mặc dù chưa biết truyền thuyết nào đúng nhất nhưng những câu chuyện truyền thuyết đầy màu sắc này mang đến nơi đây sự bí ẩn, khiến nhiều khách du lịch tò mò đến khám phá sự thật về truyền thuyết núi Cấm An Giang.
Tuy chưa biết bí ẩn lời nguyền truyền thuyết núi Cấm 30 năm về trước có liên quan đến truyền thuyết núi Cấm không nhưng những câu chuyện có giả, có thật xoay quanh ngọn núi Cấm hùng vĩ này mang đến cho núi Cấm một bầu không khí huyền bí, hấp dẫn khách du lịch đến An Giang khám phá núi Cấm ngày một nhiều.
Thời gian điểm đẹp đi du lịch
Các bạn có thể chinh phục ngọn núi này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên nếu bạn muốn tham dự các lễ hội ở đây thì nên đến vào khoảng tháng 4 và tháng 8. Bởi vì lúc này diễn ra lễ hội vía Bà Chúa Xứ và lễ hội đua bò bảy núi hấp dẫn.
Cảnh đẹp tại núi Cấm An Giang. Ảnh ST
Lưu ý, khi đi du lịch tới núi Cấm vào 2 tháng này thì các bạn nên mang theo thêm áo mưa hoặc dù, bởi vì những tháng này thường rất hay có mưa. Còn nếu như bạn muốn ngắm nhìn An Giang mùa nước nổi tại trên đỉnh núi Cầm thì nên đi vào khoảng tháng 10 là thích hợp nhất.
Hoạt động tại Núi Cấm
Sở hữu một dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu thì vô cùng mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp cùng với cây cối xanh tươi quanh năm. Du khách đến với núi Cấm sẽ được tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc như Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hong, Tượng phật Di Lặc,… Trong đó, hoạt động leo núi Cấm, khám phá các hang động hay tắm suối được rất nhiều du khách hưởng ứng tham gia.
Con đường mòn leo lên đỉnh núi Cấm. Ảnh ST
Leo núi
Sở hữu một dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu thì vô cùng mát mẻ, phong cảnh tuyệt đẹp cùng với cây cối xanh tươi quanh năm. Du khách đến với núi Cấm sẽ được tham quan các công trình kiến trúc đặc sắc như Chùa Vạn Linh, Điện Bồ Hong, Tượng phật Di Lặc,… Trong đó, hoạt động leo núi Cấm, khám phá các hang động hay tắm suối được rất nhiều du khách hưởng ứng tham gia.
Ngắm nhìn An Giang từ trên đỉnh núi Cấm. Ảnh ST
Và hiện nay, nhờ có địa thế và các điểm du lịch đẹp mà núi Cấm đã trở thành một điểm du lịch sinh thái lý tưởng dành cho những du khách thích trải nghiệm, khám phá.
Ngắm nhìn núi từ cáp treo
Được biết đến là cáp treo hiện đại đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Với 89 cabin, 16 trụ cáp và 2 nhà ga, cáp treo núi Cấp có thể được 2.000 hành khách mỗi giờ. Du khách chỉ mất có 15 phút đi cáp treo là có thể lên tới đỉnh núi.
Hình ảnh cáp treo núi Cấm. Ảnh ST
Được biết đến là cáp treo hiện đại đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long. Với 89 cabin, 16 trụ cáp và 2 nhà ga, cáp treo núi Cấp có thể được 2.000 hành khách/giờ. Du khách chỉ mất có 15 phút đi cáp treo là có thể lên tới đỉnh núi Cấm.
Các cảnh đẹp
Vồ Bồ Hong
Trong số các ngọn đồi ở đây thì Vồ Bồ Hong là ngọn đồi cao nhất (716m). Và cũng chính nhờ độ cao này mà núi Cấm được coi là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long. Theo như lời kể của những người dân sinh sống tại đ, tên núi được đặt theo một loài côn trùng có tên là Bồ Hong sinh sống nhiều tại đây. Ở trên Vồ nổi tiếng với tượng Ngọc Hoàng linh thiêng thu hút rất đông người đến tham quan và chiêm bái.
Thăm viếng tượng Ngọc Hoàng trên Vồ Bồ Hong. Ảnh ST
Trong số các ngọn đồi ở đây thì Vồ Bồ Hong là ngọn đồi cao nhất (716m). Và cũng chính nhờ độ cao này mà đây được coi là nóc nhà của đồng bằng sông Cửu Long. Theo như lời kể người dân, tên núi được đặt theo một loài côn trùng có tên Bồ Hong. Chúng sinh sống nhiều tại đây. Ở trên Vồ nổi tiếng với tượng Ngọc Hoàng linh thiêng. Khu vực này thu hút rất đông người đến tham quan và chiêm bái.
Hồ Thủy Liêm
Đây là hồ nằm trên núi với diện tích 60.000 mét vuông có sức chức 300.000 mét khối nước. Hồ Thủy Liêm không chỉ có cảnh quan thơ mộng. Bên cạnh đó, đây còn là nơi để thả cá phóng sinh lý tưởng của du khách. Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, đẹp mắt của Bảo tháp Xá lợi Phật.
Hồ Thủy Liêm. Ảnh ST
Suối Thanh Long
Chảy ở lưng chừng núi, suối Thanh Long là con suối nước khoáng độc đáo ở trên núi. Du khách tới đây sẽ tận hưởng được bầu thiên nhiên trong xanh. Cùng với đó là hòa mình vào với làn nước suối mát rượi. Ngoài ra, họ cũng sẽ được ngắm nhìn những cô gái bản xứ đi lấy nước.
Check-in tại suối Thanh Long. Ảnh ST
Hình ảnh các cô gái đi lấy nước tại suối Thanh Long. Ảnh ST
Chảy ở lưng chừng núi, suối Thanh Long là con suối nước khoáng độc đáo tại đây. Du khách tới đây sẽ tận hưởng được bầu thiên nhiên trong xanh. Đồng thời được hòa mình vào với làn nước suối mát rượi. Đồng thời được ngắm nhìn những cô gái bản xứ đi lấy nước.
Chùa Vạn Linh
Tọa lạc trên độ cao 550m, phía trước là hồ Thủy Liên. Xung quanh bao phủ bởi rừng cây trái, vì thếchùa có không gian hữu tình. Ngôi chùa mang kiến trúc cổ truyền phương Đông. Trong đó có ba ngọn tháp uy nghi được đặt tại ba vị trí khác nhau trước tiền đường. Tháp Quan Âm được đặt ở giữa, tháp Hoà thượng khai sơn Thích Thiện Hạ Quang ở bên phải và tháp chuông thì được đặt ở bên trái có quả đại Hồng chung nặng 1,2 tấn.
Hình ảnh chánh điện chùa Vạn Linh. Ảnh ST
Chùa Phật Lớn
Được xây dựng vào năm 1912 trên một khoảng đất nằm gần đỉnh núi Cấm. Ở bên trong chùa có thờ một tượng Phật rất lớn. Tượng cao gần 2m nên mới được gọi là chùa Phật Lớn. Công trình nổi bất nhất trong chùa đó chính là Tượng Phật Di Lặc được đặt trên đỉnh núi. Bức tượng có khối lượng 600 tấn. Nhờ đó, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) công nhận là bức tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc tọa lạc trên đỉnh núi. Ảnh ST
Khu du lịch Lâm Viên
Nằm ở phía Đông chân núi, khu du lịch Lâm Viên có diện tích khoảng 100ha. Tại đây có đầy đủ các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống và nghỉ ngơi của du khách.
Khu du lịch Lâm Viên. Ảnh ST
Winway Travel