Đặc biệt, nếu bạn chọn Hồng Kông, Paris hoặc Zurich, là những thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo một nghiên cứu mới.
Bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU) đã công bố bảng xếp hạng cuộc sống ở 133 thành phố trên toàn cầu.
Trong khảo sát chi phí sinh hoạt toàn cầu, giá cả tại các thành phố châu Âu đã nhảy vọt so với Singapore và Osaka, cùng với Hồng Kông.
Singapore rơi từ vị trí đầu bảng xuống vị trí thứ 4. Ảnh: Courtesy Singapore Tourism Board
Đây được xem là những thay đổi đặc biệt trong khoảng thời gian giá cả sinh hoạt chịu tác động của đại dịch Covid-19 .
Biến động tiền tệ do đại dịch – bao gồm cả việc đồng USD giảm giá – có nghĩa là các điểm đến ở châu Phi, châu Mỹ và Đông Âu đã trở nên ít đắt đỏ hơn kể từ tháng 3-2020, trong khi Tây Âu, nơi đồng euro đã tăng giá so với USD, đã chứng kiến sự tăng về giá trị, tương tự với đồng franc Thụy Sĩ.
Singapore và Osaka hiện lần lượt tụt xuống thứ 4 và thứ 5, trong đó Tel Aviv xếp thứ 5 với Osaka. Theo EIU, cuộc di cư của người lao động nước ngoài trong thời kỳ đại dịch là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của Singapore – nơi chứng kiến dân số giảm lần đầu tiên sau 17 năm.
Top 10 bao gồm Geneva, New York, Copenhagen và Los Angeles.
Sydney ở vị trí thứ 15, London ở vị trí 20 và Nairobi ở vị trí 77.
Moscow ở vị trí 106 và Delhi ở vị trí 121.
Tăng mạnh nhất là Tehran, đã tăng hạng từ 106 lên 79, do các lệnh trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến nguồn cung. Reykjavik, Rio de Janeiro và Sao Paulo giảm giá nhiều nhất. EIU quy thứ hạng của các thành phốở Brazil là “đồng tiền yếu và mức nghèo gia tăng.” Brazil, tất nhiên, đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề trong đại dịch.
Damascus ở Syria là thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất, tiếp theo là Tashkent của Uzbekistan, Lusaka ở Zambia, Caracas (Venezuela) và Almaty, Kazakhstan.
Buenos Aires nằm ở gần cuối bảng xếp hạng. Ảnh: Expedia
Top 10 thành phố xếp hạng cuối cùng gồm Karachi (Pakistan), Buenos Aires (Argentina), Algiers (Algeria) và Bangalore và Chennai, ở Ấn Độ. Chính phủ Argentina đã áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả trong thời kỳ đại dịch, điều này có thể giải thích cho vị thế của Buenos Aires.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy giá mặt hàng điện tử đã tăng trên toàn cầu. Trong khi đó, giá quần áo đã giảm. Nguyên do cho cả hai có lẽ là do lượng người làm việc tại nhà tăng lên. Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu vẫn giữ nguyên giá, trong khi các sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và rượu đều tăng.
Bà Upasana Dutt, người phụ trách theo dõi chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới tại EIU, cho biết: “Đại dịch Covid-19 đã khiến USD suy yếu trong khi các đồng tiền Tây Âu và Bắc Á mạnh lên chống lại nó, điều này đã làm thay đổi giá hàng hóa và dịch vụ”.
“Đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng, khi việc phong tỏa và các xu hướng làm việc tại nhà đã làm tăng giá hàng điện tử tiêu dùng và các bộ dụng cụ phục vụ bữa ăn tại nhà đã thay thế cho việc ăn uống tại nhà hàng của các gia đình trung lưu.”
Còn về tương lai, mọi thứ có vẻ không mấy tươi sáng. EIU dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục, với việc mọi người ưu tiên các mặt hàng thiết yếu và giải trí gia đình hơn là quần áo trong năm 2021.
Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới để sống năm 2020
1. Paris, Pháp
1. Hồng Kông
1 Zurich, Thụy Sĩ
4. Singapore
5. Osaka, Nhật Bản
5. Tel Aviv, Israel
7. Geneva, Thụy Sĩ
8. TP New York
9. Copenhagen, Đan Mạch
10. Los Angeles