Vị trí địa lý
Nhà hát lớn Hà Nội tọa lạc tại vị trí trung tâm số 1 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, là địa điểm được đông đảo du khách ưa thích ghé thăm mỗi khi có dịp đến với
thủ đô.
Nhà hát Lớn ngày xưa. Ảnh: ST
Lịch sử hình thành
Đây là một công trình kiến trúc được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1901 – 1911. Lúc bấy giờ, nhà hát là nơi chuyên trình diễn các tiết mục xa xỉ như Opera, nhạc thính phòng, kịch nói… cho tầng lớp quan lại hay giới thượng lưu Pháp và một số tư sản Việt. Được lấy cảm hứng từ các công trình kiến trúc Châu Âu nổi tiếng như nhà hát Opera Paris, lâu đài Tulleries… nên “hồn” Châu Âu thấm đượm nơi đây.
Nét Châu Âu giữa lòng phố cổ. Ảnh: ST
Một thế kỷ trôi qua với biết bao thăng trầm biến cố, nhà hát Lớn đã xuống cấp rất nhiều. Gần đây, điểm đến mới được tu sửa lại, thay một diện mạo một sức sống mới. Tạm biệt sắc vàng nhạt nguyên tác. Giờ đây, nhà hát khoác lên mình lớp áo vàng đậm pha thêm trắng tạo vẻ uy nghi, mỹ lệ.
Diện mạo nhà hát lớn Hà Nội sau khi được trùng tu. Ảnh: ST
Giá vé tham quan
Mới đây, nhà hát lớn Hà Nội chính thức công bố mở cửa cho du khách tham quan với mức phí 400.000đ/người, học sinh được giảm một nửa. Ngoài ra, bạn có thể mua vé chương trình tại nhà hát với mức giá từ 300.000đ – 1.000.00đ/người. Hãy tranh thủ đi thăm quan một vài công trình kiến trúc đẹp nơi đây.
Kiến trúc nhà hát Lớn Hà Nội
Phía cổng
Ngay từ bên ngoài nhà hát, chúng ta đã có thể cảm nhận được “hơi thở” Châu Âu. Ở đó có những đường nét họa tiết tinh tế, chạm khắc hoa văn cổ điển.
Nét cổ điển bên ngoài Nhà hát Lớn. Ảnh: ST
Bên trong nhà hát lớn được chia thành 3 khu vực chính: sảnh chính, phòng khán giả và phòng gương.
Sảnh chính
Bước vào sảnh chính, du khách không khỏi cảm thấy choáng ngợp trước sự lộng lẫy hào nhoáng nơi đây. Cả gian phòng được lát đá trắng nhập khẩu từ Ý, trải thảm đỏ ở lối đi giữa tạo cảm giác sang trọng quý phái như cung điện hoàng gia Anh. Phía trần và xung quanh tường được trang hoàng với hệ thống đèn chùm nhỏ mà đồng hay mạ vàng theo hơi hướng cổ điển vintage trông rất quý phái.
Sảnh chính nhà hát lớn Hà Nội lộng lẫy với lối bài trí cổ điển. Ảnh: ST
Phòng khán giả
Tiếp đến là phòng khán giả. Đây là nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật cho khán giả hiện nay. Không gian nơi đây được thiết kế tinh tế. Trong đó có một sân khấu ở chính giữa và khán đài được thiết kế theo hình vòng cung. Nơi đây lấy cảm hứng từ đấu trường La Mã ôm lấy sân khấu giúp cho tầm nhìn khán giả không bị che lấp. Đồng thời, nhờ đó chất lượng âm thanh có thể truyền tải tốt nhất. Với 598 ghế ngồi được phân bố hợp lý cho 3 tầng tạo nên không gian thưởng thức thoải mái nhất.
Khung cảnh tráng lệ của khán phòng. Ảnh: ST
Phòng gương
Cuối cùng là phòng gương, nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng hay đón tiếp các nhân vật cấp cao…Không gian nơi đây ngập tràn vẻ cổ điển từ thiết kế kết hợp nhiều ô cửa lớn kết hợp kỹ thuật lát gạch Mozaic, cho đến những cây đèn treo, đèn trùm được mạ vàng hoặc đồng… tất cả đều toát lên vẻ sang trọng, lộng lẫy.
Không gian phòng gương lộng lẫy xa hoa. Ảnh: ST
Ngoài ra, bên trong nhà hát lớn Hà Nội còn được bố trí một vài công trình phụ khác như: phòng quản trị, 18 phòng hóa trang, 2 phòng luyện thanh, thư viện và phòng họp. Khi đến với nhà hát, du khách có thể ghé mua vài món đồ lưu niệm nhỏ tại phòng trưng bày và bán đồ lưu niệm.
Qua hơn một thế kỷ, Nhà hát lớn Hà Nội vẫn luôn giữ được giá trị về lịch sử, văn hóa. Với kiến trúc cổ đại xen lẫn chút hiện đại qua nhiều lần trùng tu, nơi đây là bằng chứng lịch sử cho sự phát triển của Hà Nội và Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
Winway Travel