Vị trí Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía đông nam. Điểm đến này nằm trên một bãi cát gần bờ biển, thuộc huyện Hòa Vang, quận Ngũ Hành Sơn. Ngũ Hành Sơn với năm ngọn núi được nằm theo hệ Ngũ Hành. Đây là một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng cho thành phố Đà Nẵng. Nhìn từ trên cao Ngũ Hành Sơn như bàn tay của Trời ấn định đây là vùng đất thiêng.
Toàn cảnh Ngũ Hành Sơn nhìn từ xa
Những ngọn núi tại đây lần lượt là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Tất cả đều thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Truyền thuyết núi Ngũ Hành
Theo truyền thuyết, có một lão ngư (có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long lớn (hoặc nữ thần Naga) đến đây đẻ trứng. Bỗng một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy. Rùa đã đào cát vùi quả trứng xuống. Sau đó, giao cho ông lão móng chân của mình, và dạy cách trông coi trứng rồng.
Nhờ có móng rùa thần, ngư ông ngăn chặn được diều hâu và thú dữ đến nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên). Bên cạnh đó, vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ. Trong khi đó, Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời.
Vẻ đẹp hùng vĩ và kỳ bí của danh thắng Ngũ Hành Sơn
Giá vé Ngũ Hành Sơn
- Ngọn Thủy Sơn: 40.000đ / Người lớn. 10.000đ/ Trẻ em/ Học sinh/ Sinh viên. miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.
- Thang máy lên xuống đỉnh núi nếu không có sức trẻo: 15.000đ/ Lượt
- Hướng dẫn viên tại điểm: 50.000/ Đoàn
Cùng Ngũ Hành Sơn lội ngược dòng lịch sử
Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên địa danh nà đã làm nhà vua mất bao nhiêu thời gian suy nghĩ. Nhưng chắc chắn rằng, trong tâm hồn của ngài, Ngũ Hành Sơn là một niềm tự hào.
Non nước hữu tình tạo nên một Ngũ Hành Sơn thơ mộng và trữ tình
Khám phá 5 ngọn núi trong núi Ngũ Hành
Quần thể di tích danh thắng
Ngũ Hành Sơn gồm 6 ngọn núi đá vôi: Thổ Sơn, Hỏa Sơn (gồm có Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn), Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn. Thêm vào đó, nơi đây còn có phong cảnh đẹp cùng nhiều hang động huyền bí như động Huyền Không, động Huyền Vi, động Vân Thông,… lôi cuốn du khách đến tham quan, du lịch.
Chiêm ngưỡng Động Hoa Nghiêm – Ngũ Hành Sơn
Kim Sơn
Ngọn núi Kim Sơn có một hang động dài khoảng hơn 50m ẩn mình ở phía dưới. Bên trong hang là những lớp thạch nhũ rất đẹp mắt, hình thể đa dạng, đường nét rõ ràng, sắc sảo. Đặc biệt, lớp thạch nhũ ở hang bám vào vách đá tạo thành hình dáng tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kích cỡ như người thật, oai nghiêm đứng trên con rồng cuộn mình.
Thạch nhũ trong hang động ở Thủy Sơn tạo ra những hình tượng kỳ lạ, thú vị
Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với những tín đồ du lịch tâm linh. Ngoài ra, ở Kim Sơn còn nổi tiếng với lễ hội Quán Thế Âm truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm duy trì và lan tỏa nét văn hóa Phật giáo.
Mộc Sơn
Mộc Sơn có một khối đá cẩm thạch màu trắng với hình dáng như một người đang ngồi gây ấn tượng với nhiều du khách. Khối đá thường được người dân bản địa gọi Bà Quan Âm hay Cô Mụ. Đây là ngọn núi duy nhất ở Ngũ Hành Sơn không có chùa chiền hay tâm linh, cũng rất ít cây cối.
Đỉnh Mộc Sơn có hình răng cưa khiến người ta liên tưởng đến cái mồng con gà trống nên ngọn núi còn được biết đến với cái tên là núi Mồng Gà
Thủy Sơn
Thuỷ Sơn nằm ở phía đông bắc, đây là ngọn núi to nhất và nhiều cảnh đẹp đáng để tham quan nhất ở Đà Nẵng. Đồng thời cũng là điểm đến mang đậm nét tâm linh, văn hóa và lịch sử.
Thủy Sơn còn được biết đến với tên gọi khác là Tam Thai do có ba đỉnh núi nằm ở ba tầng khiến người ta liên tưởng đến ngôi sao Tam Thai
Lên đến đỉnh của Thủy Sơn, du khách sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên đặc sắc của toàn bộ núi Ngũ Hành Sơn, hình ảnh thành phố phía xa và những bãi biển đẹp nên thơ bao quanh đó.
Hỏa Sơn
Hỏa Sơn gồm hai ngọn núi đôi là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía đông, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách đam mê, muốn tìm hiểu về đá và nghệ thuật. Ở Âm Hỏa Sơn, sườn núi là những thớ đá nằm nghiêng, đứt đoạn, ở kẽ đá có cây cối mọc rất độc đáo. Đặc biệt, phía dưới còn một hang động thông từ sườn Nam ra sườn Bắc.
Hỏa Sơn còn giữ được nhiều nét đẹp hoang sơ, mộc mạc
Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây, có chùa cổ Linh Sơn, phía sau chùa có động Huyền Vy. Ngoài ra, còn có hang Phổ Đà Sơn, phía trong là ngôi chùa Phổ Đà Sơn với những sử tích về em gái vua Minh Mạng.
Thổ Sơn
Thổ Sơn gây ấn tượng bởi những vách đá dựng đứng. Nơi đây có rất ít cây cối, nằm ở phía Bắc của Ngũ Hành Sơn. Phía Đông Thổ Sơn có một hang sâu khoảng 20m, tuy nhiên lối vào rất hẹp. Ngoài ra, còn có hang động Bồ Đề, được biết đến với tên gọi khác là “Địa đạo núi Đá Chồng”. Là di tích lịch sử, từng là nơi ẩn nấp và hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời xưa.
Sườn Bắc Thổ Sơn có chùa Long Hoa và chùa Huệ Quang, sở hữu phong cảnh rất cổ kính, hữu tình
Thổ Sơn gây ấn tượng bởi những vách đá dựng đứng. Nơi đây có rất ít cây cối, nằm ở phía Bắc của Ngũ Hành Sơn. Phía Đông Thổ Sơn có một hang sâu khoảng 20m, tuy nhiên lối vào rất hẹp. Ngoài ra, còn có hang động Bồ Đề, được biết đến với tên gọi khác là “Địa đạo núi Đá Chồng”. Là di tích lịch sử, từng là nơi ẩn nấp và hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời xưa
Các địa danh khác ở Ngũ Hành Sơn
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành
Chùa Linh Ứng Đà Nẵng là ngôi chùa cổ có tuổi đời gần 200 năm, nằm trên ngọn Thủy Sơn, chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ của núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.
Đây là ngôi chùa cổ nhất trong “Tam Linh Ứng Tự”, có sự bề thế và phong cảnh thiên nhiên hữu tình
Chùa Tam Thai
Chùa Tam Thai Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1630 trên ngọn Thủy Sơn, bao quanh là phong cảnh thiên nhiên hữu tình. Tháng 4 năm 1826 nhà vua Minh Mạng ra lệnh đúc cho chùa 9 pho tượng và 3 qủa chuông lớn, chùa Tam Thai còn lưu giữ “quả tim lửa” và chiếc chuông khắc tên vua Minh Mạng. Chùa nay được trùng tu lại năm 1946 và năm 1975.
Chùa Tam Thai có lối kiến trúc đặc trưng của đình chùa thời Nguyễn, là địa điểm linh thiêng tại Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng
Sân chùa rộng giữa sân là tượng Phật Di Lặc đồ sộ, chung quanh nhiều cây kiểng loại bonsai và hoa sứ nhiều màu trắng vàng thoảng mùi hương. Chánh điện ngôi chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, phật A Di Đà Như Lai, và Đức Đại Thế Chí. Cuối sân là nhà phương trượng của tu sĩ và thầy trù trì, nơi đây chỉ có đá và chùa phương trượng, nhưng không có Sư phương trượng.
Dạo bước trong chùa, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn trở nên an nhiên lạ thường, và bản thân như đang lạc bước đến chốn linh thiêng cõi Phật.
Động Huyền Không
Động Huyền Không là hang động lộ thiên, một trong những hang động đẹp nhất của Ngũ Hành Sơn. Khi ánh sáng chiếu vào động, tạo nên khung cảnh cực kì lung linh huyền ảo, khiến du khách sẽ có cảm nhận như mình đang lạc bước vào tiên cảnh.
Động Huyền Không không có nhiều thạch nhũ nhưng có không khí thoáng mát, trong lành
Trên bàn thờ tại đây có tượng Thiên-Y-A-na- Chúa Ngọc, ngày xưa người ta có tục lệ làm hai lễ đặc biệt được cử hành bằng đức tin là “cắt huyết gà để thề” những việc tranh cãi thề thốt không nói dối, trước những đấng siêu hình chứng giám xác quyết lời thề sự thật tuyệt đối, vĩnh viễn không nuốt lời thề, người ta lấy dao cắt cổ con gà trống cồ nhổ sạch lông và cái bát đựng huyết gà để thề, nếu ai nói sai sẽ chết như con gà.
Động Âm Phủ
Động Âm Phủ là hang động nổi tiếng được nhiều du khách ghé thăm trong hành trình khám phá Ngũ Hành Sơn. Nơi đây
nằm ở phía nam Thủy sơn du khách vào thăm hang động này thấy thiếu ánh sáng mặt trời. Càng đi vào sâu càng tối tăm hơn.
Cổng vào Động Âm Phủ
Động Âm Phủ có 12 cửa ngục, mỗi cửa có 1 vị quan cai quản. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tái hiện truyền thuyết về âm phủ, các hình phạt cho con người sau khi xuống địa ngục,… Sau khi tham quan xong Địa Ngục, hãy nhớ bước lên lối Thiên Đường để cảm nhận như vừa được sống lại, thoát được khỏi sự đáng sợ của địa ngục.
Động Hoa Nghiêm
Nằm trong khu vực Thủy Sơn thuộc hệ thống núi Ngũ Hành, men theo lối mòn bên hông chùa Tam Thái và rẽ trái sẽ đến động Hoa Nghiêm. Đứng trước cửa hang động bám đầu rêu phong, ánh sáng chiếu xuống những tàn cây xung quanh tạo nên một không gian cổ kinh, huyền ảo.
Trong động Hoa Nghiêm
Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên đan xen cùng nét quyến rũ của văn hóa tâm linh. Ở đây, những ngôi chùa và các hang động gắn bó, hòa quyện với nhau như hình với bóng. Chắc chắn Ngũ Hành Sơn là điểm check-in không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng.