• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Miếu Bà Phi Yến – Nơi thờ phụng thứ phi vua Nguyễn Ánh

Miếu Bà Phi Yến ở đâu?

Miếu Bà Phi Yến hay còn có tên gọi khác là An Sơn Miếu. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Côn Đảo. Miếu tọa lạc tại thôn An Hải huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời cách trung tâm thị trấn Côn Đảo khoảng 2km về hướng Tây Nam.

Về "thuyết" Nguyễn Ánh giam vợ, ném con xuống biển tại Côn Đảo

Phía trước miếu Bà Phi Yến

An Sơn Miếu thờ bà Phi Yến – thứ phi của vua Nguyễn Ánh người sáng lập ra vương triều Nguyễn. Bà được dân chúng tôn sùng, khâm phục và yêu mến vì sự đức hạnh. Đồng thời bà cũng một lòng trung tiết với chồng. Bà là tấm gương tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam. Vì thế nên bà được nhân dân kính trọng và lập miếu thờ. Nơi đây tọa lạc trên khuôn viên rộng lớn, trang nghiêm mà lại thoáng đãng, yên bình, khang trang.

Câu chuyện về Bà Phi Yến

Truyền thuyết kể rằng Bà Phi Yến là thứ phi của vua Nguyễn Ánh. Vào năm 1973, sau khi thất thế trước quân Tây Sơn , Nguyễn Ánh đã mang theo gia quyến lánh nạn ở đảo Côn Sơn. Tại đây, Nguyễn Ánh và dân chài đã lập nên 3 làng: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Nguyễn Ánh có ý định đưa con của mình là Hoàng tử Cải đi theo Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin. Từ đó, vị vua này có thể cầu viện quân Pháp giúp lật đổ quân Tây Sơn. Thay vào đó, nhà Nguyễn sẽ nhường cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Đảo. Di tích An Sơn Miếu (Miếu Bà Phi Yến)

Bên trong miếu Bà Phi Yến 

Thấy vậy, Bà Phi Yến đã can ngăn việc bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà của Nguyễn Ánh. Bà nói: “Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dùng nghĩa binh trong xứ thì hơn, bệ hạ mà nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù ta có thắng Tây Sơn chăng nữa, cái thắng ấy cũng chẳng vẻ vang, thiếp e còn có lắm điều rắc rối tai tiếng về sau”. Chỉ bấy nhiêu lời của Bà Phi Yến đã làm Nguyễn Ánh tức giận, nghĩ bà thông đồng với quân Tây Sơn nên đã định giết bà. Nhờ quần thần can ngăn, Nguyễn Ánh đã nhốt Bà vào một hang đá trên một hòn đảo vắng (hòn đảo này về sau còn gọi là Hòn Bà). Khi nghe tin quân Tây Sơn sắp ra đến Côn Đảo, Nguyễn Ánh đã lên thuyền bỏ chạy. miếu bà phi yến

Bia kể truyền thuyết bà Phi Yến

Con Bà Phi Yến là ai?

Con Bà Phi Yến là Hoàng tử Cải khi ấy mới 4 tuổi đã khóc lóc đòi mẹ đi cùng. Nguyễn Ánh nghĩ Hoàng tử Cải bụng dạ rồi cũng giống mẹ. Do đó, vị vua này đã nhẫn tâm ném Hoàng tử Cải xuống biển. Xác hoàng tử trôi vào bãi biển Cỏ Ống và đã được dân làng chôn cất. Miếu Cậu - Hoàng Tử Hội An (Hoàng Tử Cải)

Bàn thờ Hoàng tử Cải

Nguồn gốc Miếu Bà

Thương xót trước chuyện của hai mẹ con bà, dân chúng trên Côn Đảo có câu hát:

“Gió đưa cây Cải về trời

Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”

Kính nể sự trung trinh, ái quốc của bà Phi Yến cùng tấm lòng chí hiếu của Hoàng tử Cải, dân làng ở Côn Đảo đã cùng nhau dựng nên miếu Bà (tức Bà Phi Yến), miếu Cậu (tức Hoàng tử Cải) năm 1785, ngày đêm nhang khói. miếu thờ bà phi yến

Cổng vào miếu

Trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử, có lúc tưởng chừng như ngôi miếu đã rơi vào quên lãng song mãi đến năm 1958 người dân nơi đây mới huy động sức lực xây lại ngôi miếu khang trang đẹp đẽ như ngày nay. Để tưởng nhớ đến Bà, vào ngày 17 và 18/10 âm lịch hàng năm, người dân Côn Đảo làm cỗ chay làm lễ giỗ Bà Phi Yến. Ngày nay, sau khi ghé thăm nghĩa trang Hàng Dương, đền thờ Võ Thị Sáu, các khu trại tù trong kháng chiến, du khách ra Côn Đảo đều không quên ghé thăm Miếu Bà, Miếu Cậu để bày tỏ lòng kính trọng của hậu thế đối với tiền nhân cũng như bày tỏ sự đồng cảm với số phận hẩm hiu của hai mẹ con bà.

Winway Travel