• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Linh thiêng Mẹ Nam Hải Bạc Liêu

Chùa Mẹ Nam Hải ở đâu?

Mẹ Nam Hải cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng  12km. Chùa Quán Âm Phật Đài hiện tọa lạc ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Mẹ Nam Hải - Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu

Tượng Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu

Mẹ Nam Hải là ai?

Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải

Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang. Người sống tại 1 tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận điều đó và nhiều lần cản ngăn và trừng phạt nàng. Nhà vua còn bí mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về. Tuy nhiên, nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Nhà vua nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm. Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cỏng nàng chạy để bảo vệ nàng. VỀ BẠC LIÊU VIẾNG MẸ NAM HẢI | Du Hí Miền Tây • Tập 12 - YouTube  

Sự tích Mẹ Nam Hải

Trong lúc hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương đưa đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân. Do uy lực cực mạnh của Diệu Thiện mà các vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà để tu luyện. Ngọn núi tọa lạc tại cù lao Hương đảo Nam Hải. Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo và có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải. Sự tích Phật Bà Quan Âm

Sự tích Phật Bà Quan Âm

Quan Âm Nam Hải hay Đông Hải?

Nam Hải là biển phía Nam của Trung Quốc và là phía Đông hoặc Đông Bắc của Việt Nam. Đối với người Việt Nam, chúng ta cũng có thể gọi là Quan Âm Đông Hải. Đức Quán Âm tu ở Việt Nam nên gọi là Quan Âm Nam Hải. Thực ra không phải là vấn đề để tranh cãi về Nam hải hay Đông hải. Đây là vấn đề hạnh nguyện của Ngài đã cứu vớt rất nhiều chúng sanh lâm nạn, rơi vào bể khổ. Tượng Quan Âm hướng về hướng Đông để phổ độ chúng sinh

Tượng Quan Âm hướng về hướng Đông để phổ độ chúng sinh

Từ câu chuyện bên Tàu, nhưng khi sang Việt Nam thì được địa phương hóa theo một cách khác. Quan Âm vẫn là con thứ 3 của vua Diệu Trang, vẫn bị khổ ải, hành hạ. Điều khác là khi đi tu thì vào chùa Hương Tích ở Việt Nam chứ không phải núi Phổ Đà bên Trung quốc. Đặc biệt, Quan Thế Âm cho dù ở Trung Quốc hay Việt Nam đều hiện thân là nữ. Mặc dù thực tế, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là thân nam.

Tại sao lại thờ Mẹ Nam Hải?

Những thương nhân Ấn Độ ngày xưa thường thờ ngài ở các thương thuyền, nạn nhân tù tội, những nạn nhân trên biển cả, các nạn nhân trên bờ, hay dưới nước đều thành tâm cầu khẩn và tôn kính thờ phượng Ngài. Các quốc gia châu Á đều làm tượng thờ phượng mẹ Nam Hải trong chùa hoặc ngoài sân. Thờ Quan Âm

Thờ Quan Âm

Lịch sử hình thành

Theo người dân địa phương, ban đầu chùa chỉ là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ ở ven biển. Ở đó thờ phụng Phật Bà. Đến năm 1973, vị hòa thượng Thích Trí Đức đến đây. Ngài vcho xây dựng thành ngôi chùa kiên cố hơn cùng với bức tượng Quan Thế Âm Bộ Tát cao 11m. Tầm  mắt tượng hướng ra phía biển Đông. Tôn tượng Phật Bà vị trí nằm giữa sân chùa có chiều rộng 90m, ngang 45m và được xây trong 2 năm, đến năm 1975 thì hoàn thành.

Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Chùa Quan Âm

Chùa Quan Âm Phật Đài. Ảnh: Nụ Cười Mekong

Đến năm 2004, ngôi chùa được mở rộng và xây thêm nhiều hạng mục khác dựa trên số tiền quyên góp là 5 tỷ đồng.

Kiến trúc

Tổng quan

Chùa  được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Tông truyền thống. Ngoài bức tượng Quan Thế Âm cao lớn, kết cấu chùa bao gồm chánh điện, phòng khách, nơi lưu trú của các sư. Nơi đây có phong các kiến trúc giống những ngôi chùa miền Tây khác. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Hai dãy nhà lớn

Hai dãy nhà lớn với kiến trúc đẹp. Ảnh: Thám hiểm Mekong

Nếu như chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất ở Nam bộ thì Quan Âm Phật Đài lại là công trình có không gian rộng rãi nằm ngay bên bờ biển nên luôn lộng gió và thoáng mát. Ngay khi đặt bước qua cổng tam quan bạn sẽ đến cổng trời và được ngắm tận mắt bức bình phong Hàng Long – Phục Hổ vô cùng uy nghi cùng 32 pho tượng Bồ Tát hóa thân với nhiều dáng vẻ, màu sắc khác nhau. Tất cả đều được điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Mái chùa

Mái chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu. Ảnh: @nngoc.jade

Cột phướn

Nằm ngay cạnh bức bình phong là đại điện rộng lớn với điểm nhấn là hàng cột phướn cao đến 49 mét, xây theo lối chùa cổ Việt Nam. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Hành lang

Hành lang ở chùa. Ảnh: @nngoc.jade

Tượng Mẹ Nam Hải

Nhưng nổi bật nhất chính là bức tượng Quan Âm Bồ Tát hay còn gọi là mẹ Nam Hải ngự trên tòa sen với điện Thiên Phủ và điện Địa Tạng nằm ở hai bên. Tất cả được bố trí hài hòa, cân đối góp phần tạo nên một không gian đậm màu sắc tâm linh. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Tượng Mẹ Quan Âm

Tượng Mẹ Quan Âm. Ảnh: @lylyngochuong

Lễ hội vía Mẹ Quan Âm Nam Hải

Thời gian tổ chức

Lễ hội ở Quan Âm Nam Hải Phật Đài được tổ chức vào ngày 22 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận là một kì lễ chính thức với quy mô lớn ở Bạc Liêu nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Tham quan chùa

Tham quan chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu. Ảnh: tobeigo

Nghi lễ

Về mặt nghi thức, lễ cúng mẹ Nam Hải thường bao gồm: Lễ cầu quốc thái dân an, tiếp đến là văn khấn sóng yên biển lặng, văn khấn cúng các anh hùng liệt sĩ, lễ thỉnh thánh, cầu ăn cầu siêu vong hồn, sau đó là phần dành cho phật tử dâng hương cúng bái và lễ thuyết pháp,… Sau phần lễ hội sẽ đến lễ cơm chay cùng chương trình hát bội, văn nghệ phục vụ bà con tín đồ và du khách gần xa tham dự. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - bức tượng Quan Âm khác

Một trong những bức tượng Quan Âm khác ở chùa. Ảnh: @helenea_hi2nv

Ngoài dịp lễ hội chính, chùa còn có các đợt hội lớn khác như Trung thu, Vu lan, rằm tháng giêng,… Đây chính là thời gian có nhiều tín đồ đến lễ chùa, du khách hành hương, cầu an và tham quan. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Dịp lễ ở chùa

Dịp lễ ở chùa Mẹ Nam Hải. Ảnh: bazantravel

Đến thăm tượng Quan Âm Nam Hải, ngoài việc được thành tâm thắp hương cầu bính yên, may mắn thì bạn còn được cảm nhận sự yên bình đến từ thiên nhiên, cảnh vật và con người nơi đây nữa đấy. Viếng chùa Quan Âm Nam Hải Bạc Liêu - Tượng Bồ Tát

Tượng Bồ Tát cao 11m. Ảnh: Thám hiểm Mekong

Nếu có dịp đến Bạc Liêu, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội viếng chùa, cầu an và tìm hiểu về bức tượng Mẹ Nam Hải nổi tiếng ở xứ muối nhé. Hãy dành thời gian hành hương, du ngoạn nơi đây bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp tâm linh, văn hóa trong chuyến đi đến ngôi chùa nổi tiếng này nhé.

Winway Travel