Khuôn viên bên ngoài đền
Bia ghi công người dân giúp khôi phục Đền An Mã
Sau cơn thịnh nộ của trời đất, làng sụt lún lòng hồ nhưng cả làng thoát nạn. Đó là nhờ một bà lão hiền lành, đức độ trong làng. Bà được thần linh báo trước về trận hồng thủy sẽ xảy ra. Do đó, bà đã báo cho thanh niên trai tráng, bà con lối xóm kịp đi về phương Bắc để tìm vùng đất mới. Duy chỉ mình bà lão ở lại với làng, chờ người đón về làng mới. Nhưng cả đoàn người đi mãi mãi không còn ai trở về. Bà chờ mãi, đến khi toàn thân biến thành đá đứng giữa biển trời Ba Bể. Nơi hòn đảo còn sót lại người ta gọi nơi đó là “Pò Giả Mải’ . Tên có nghĩa là đảo “Bà Góa” ngày nay. Nhờ ơn Bà Góa sống hiền lành, đức độ, được thần tiên mách bảo để cứu vớt dân làng, cư dân địa phương đã lập đền thờ ở hòn đảo lớn nhất giữa hồ Ba Bể – đó là đền An Mạ ngày nay.Điện thờ chính của đền
Đền An Mã là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người dân địa phương, khách thập phương. Đồng thời cũng là nơi dâng lễ Hội xuân Ba Bể tổ chức vào ngày 10 tháng giêng. Hội đền An Mã được tổ chức vào ngày 6 tháng hai âm lịch hàng năm. Người dân địa phương đều biết đến sự linh thiêng của đền An Mã. Những ngày mồng một âm lịch hàng tháng, người dân thường lên đảo thắp hương cầu tài lộc, bình an, hạnh phúc.Người dân vẫn thường đến đây thắp hương cầu phúc
Đặc biệt hơn, cứ mỗi dịp mùng 10 tháng giêng hàng năm, tại đây lại tổ chức lễ hồi Lồng Tồng – là một lễ hội vô cùng đặc sắc của người dân tộc Tày ở vùng hồ Ba Bể. Lễ hội thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các du khách thập phương. Với ý nghĩa tâm linh to lớn cùng với vẻ đẹp của cảnh sắc trên đảo, đền An Mạ góp phần giúp cho hồ Ba Bể và VQG Ba Bể trở thành một điểm đến non nước hữu tình và thu hút sự chú ý của rất nhiều du khách trong nước cũng như nước ngoài.Winway Travel