• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Lăng Khải Định – Kiệt tác nghệ thuật khảm sành của xứ Huế

Lăng Khải Định Huế, công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn là một trong những lăng tẩm đẹp, độc đáo nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, gây ấn tượng với nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc khác nhau.

Đôi nét về Lăng Khải Định

Lăng Khải Định hay Ứng Lăng là nơi an nghỉ của vua Khải Định – vị vua thứ 12 của triều nhà Nguyễn. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là 1 trong 7 hệ thống lăng tẩm đẹp nhất xứ Huế, và là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định. Lăng Khải Định

Ảnh: @chuymxanh

Lịch sử hình thành

Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm. Tuy lăng vua Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ (diện tích lăng Khải Định là 117m × 48,5m), nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. toàn cảnh Lăng Khải Định

Ảnh: @dimotngaydang

Đây là kết quả của sự hội nhập, giao thoa nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt. Nó vừa mang nét cổ điển lại không kém phần hiện đại. Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Giá vé tham quan lăng

Vì lăng Khải Định thuộc di tích lịch sử văn hóa của quần thể di tích cố đô Huế. Do đó,  bạn cần mua vé tham quan. Giá vé tham quan lăng Khải Định bằng với các khu di tích khác, cụ thể như sau:
  • Người lớn: 150.000 VNĐ/ lượt
  • Trẻ em: 30.000 VNĐ/ lượt
Lăng Khải Định

Nên tham quan lăng vào thời gian nào?

Huế thường có thời gian mưa bão vào những dịp cuối năm, mùa hè thời tiết khá nóng. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để tham quan lăng là vào tháng 1, tháng 2. Lúc này thời tiết Huế khá dễ chịu, rất thích hợp để bạn di chuyển cũng như tham quan, ngắm cảnh. Đặc biệt, nếu đi vào những ngày Lễ tết trong năm, bạn sẽ có cơ hội tham quan lăng Khải Định miễn phí. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn hãy chú ý theo dõi tin tức về các di tích lịch sử này nhé. Với diện tích không quá rộng, chỉ mất từ một đến hai tiếng là bạn đã có thể khám phá mọi nơi trong lăng.

Ảnh: @nguyenanhquoc93

 Khám phá lăng Khải Định

Lăng Khải Định là sự hết hợp hài hòa của nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Tổng thể lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao với 127 bậc thang. Bao quanh lăng là núi đồi xanh tươi và các khe suối. Đây là các yếu tố phong thủy tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ, minh đường, thủy tụ, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Cổng Tam Quan

Từ dưới mặt đất, bạn phải vượt qua 37 bậc thang mới đến được Cổng Tam Quan. Cổng Tam Quan nằm ở tầng thứ nhất của lăng, gồm có 2 công trình chính là Tả Tòng Tư và Hữu Tòng Tự. Đây là nơi để thờ bài vị các vị công thần có công với đất nước. Công trình có sự tham gia của rất nhiều nghệ nhân và thợ nghề giỏi trong cả nước. Kiến trúc cổng Tam Quan là sự pha trộn độc đáo giữa hét hiện đại của Châu Âu và nét cổ điển của Việt Nam.

Nghi Môn và sân Bái Đính

Đi tiếp 29 bậc thang ở lăng Khải Định bạn sẽ đến Nghi Môn và sân Bái Đính. Bước vào khuôn viên lăng bạn sẽ thấy hai hàng tượng binh lính và cận thần tái hiện một buổi chầu của triều Nguyễn. Các bức tượng này đều được tạc đúng theo tỉ lệ 1:1.

Ảnh: @02.thag2

Nằm ở giữa cuối sân Bái Đính là Bi Đình hình bát giác. Trong Bi Đình có tấm bia đá cao 3.1m. Trên đó có khắc công đức của vua Khải Định do vua Bảo Đại viết. Hai bên Bi Đình là hai trụ tượng trưng cho hai ngọn nến sáng soi lối linh hồn vua về thế giới bên kia.

Cung Thiên Định

Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất và là nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định. Đây là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và mang giá trị nghệ thuật cao nhất. Cung có hình chữ nhật, nền dưới lót bằng đá cẩm thạch. Toàn bộ nội thất bên trong đều được đầu tư trang trí công phu. Có những bức phù điêu ghép từ sành sứ thủy tinh và vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Nó đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành xứ Huế.

Ảnh ST

Công trình này gồm 5 phần liền nhau. Trong đó, hai bên là Tả, Hữu Trực phòng dành cho lính hộ lăng. Bên cạnh đó, phía trước là điện khải thành, chính giữa là Bửu Tán. Tượng nhà vua và mộ phần ở phía dưới. Ba gian giữa sẽ khiến bạn phải choáng ngợp với sự tráng lệ, tinh tế của nó. Ở đây có những bức phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu.

Điện Khải Thành

Điện Khải Thành là nơi đặt án thờ vua Khải Định và được đúc bằng bê tông. Thi hài của vua Khải Định nằm ở ngay dưới bệ thờ này. Bên được treo một bức hàng đề tên “Khải Thành Điện”. Đặc biệt, chiếc Bửu tán trên tượng đồng nặng đến 1 tấn nhưng trông rất mềm mại, thanh thoát. Bên dưới Bửu tán là pho tượng nhà vua Khải Định. Tượng được đúc vào năm 1922 tại Pháp theo yêu cầu nhà vua. Trên trần 3 gian giữa cung là bức “Cửu Long Ẩn Vân”. Nội dung bức tranh có nghĩa là chín con rồng ẩn trong mây.

Tượng vua Khải Định trong lăng

Trong lăng Khải Định có hai bức tượng vua. Trong đó gồm một bức tượng vua ngồi trên ngai vàng và một bức tượng được đúc tại Pháp. Khải Định là vị vua Việt Nam đầu tiên đặt người Pháp làm cho mình một bức tượng chân dung. Tượng vua bằng đồng mạ vàng được đúc năm 1992 theo đúng tỉ lệ 1:1.

Ảnh ST

Tượng vua ở tư thế đứng. Tay phải thả lỏng đưa về phía trước. Trong khi đó tay trái có đeo nhẫn mặt hoa nổi và nắm kiếm. Nhà vua đội mũ khăn xếp, bên trong mặc áo hoàng bào. Bên ngoài ngài khoác áo kiểu Tây thêu rồng, mây và sóng. Bức tượng đồng trong lăng Khải Định là một hiện vật quý báu về các vua nhà Nguyễn. Qua đây, chúng ta có thể hình dung sống động về diện mạo của vị vua này lúc sinh thời. Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về Lăng Khải Định. Tại đây, bạn sẽ được tìm hiểu về lịch sử Việt Nam và kiến trúc độc đáo trong lăng. Nơi đây xứng đáng là một điểm đến bậc nhất xứ Huế.