• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Hát bài chòi – lưu giữ nét văn hóa miền Trung

Từ lâu, hát bài chòi từ lâu đã trở thành “món ăn tinh thần” của người dân phố Hội. Chính vì vậy, những buổi hát bài chòi nơi đây thu hút được rất nhiều du khách và người dân. Đặc biệt, các nghệ sỹ đã sáng tạo và bổ sung nhiều bài dân ca, điệu hò truyền thống. Trong đó, bao gồm hò chèo thuyền, hò khoan, vè Quảng, hát ru con.

Thẻ bài chòi

Người phố Hội sử dụng bộ bài tam cúc cải tiến để đánh. Ở đây, có 33 cặp được làm bằng thẻ tre. Trong đó, mỗi cặp có các từ như nhức nóc, ông ầm, nhì nghèo, lá liễu,… Bộ bài được chia làm 2. Trong đó, một nửa bỏ vào ống cho người hô hiệu, bên còn lại được chia cho các chòi. Vào cuộc chơi, anh(chị) hiệu rút bài trong ống ra. Để gây sự hồi hộp, anh(chị) hiệu hô một câu thai hoặc câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng là đó thì gọi hiệu mang lên. Chòi nào trúng được 3 lá đầu tiên thì thắng.

Nguồn gốc của nghệ thuật hát bài chòi

Theo truyền thuyết dân gian, qua lời kể của những nghệ nhân thì vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành. Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng. Trên mỗi cái chòi có một thanh niên canh gác, nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng…Trong quá trình đó, để tạo không khí đỡ buồn chán, người ta nghĩ cách giao lưu vơi nhau bằng những câu hát, câu hò.

Không gian hát bài chòi xưa

Không gian để tổ chức bài chòi cần phải rộng, đó là lý do mà người ta chọn địa điểm để diễn xướng là một bãi đất rộng, nằm ngay bên sông Hoài. Ngay khi vừa đi qua Chùa Cầu, rẽ phải rồi đi thẳng một đoạn ngắn, bạn sẽ dễ thấy khoảnh đất trống này, điểm giao nhau của 3 con đường và cũng ngay sát chân cầu bắt qua bên kia phố cổ.

Nghe hát bài chòi giữa lòng phố cổ Hội An

Bài chòi vốn là nét văn hóa truyền thống đã đi vào hoài niệm, nhưng đến khi xuất hiện Đêm rằm phố cổ Hội An vào năm 1998 thì đến năm 1999, bài chòi đã được người địa phương Hội An phục hồi, tổ chức diễn xướng hàng đêm thu hút hàng trăm khách du lịch đến tham gia. Giờ đây, bài chòi Hội An dường như đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người phố hội và cả những du khách đến tham quan phố cổ.

Các nghệ nhân trình diễn hát bài chòi

Tại phố cổ Hội An, khoảng 19h hằng ngày sẽ có buổi hát bài chòi phục vụ du khách. Những du khách khi đến đây có thể tham gia chơi cùng với người dân. Các du khách nước ngoài sẽ được hướng dẫn viên hướng dẫn chi tiết về trò chơi.

Cách thức chơi bài chòi

Khi tham gia hoạt động này, bạn chỉ cần tưởng tượng đang chơi lô tô. Chỉ khác ở chỗ ra hiệu bài hát. Bạn sẽ được tự chọn chòi và nhận thẻ bài của mình.

Nội dung trên thẻ bài

Tại đây, du khách sẽ có những tràn cười thoải mái. Bên cạnh đó, còn được nghe những bài hò ca ngợi vẻ đẹp quê hương. Đồng thời, có một số bài thể hiện sự gắn kết cộng đồng và bài học về đạo đức của người Việt Nam. Phần thưởng dành cho người thắng cuộc mang đậm dấu ấn của Hội An. Bên cạnh đó du khách còn có những tiếng cười sảng khoái qua từng câu háng của nghệ nhân.

Di sản văn hóa phi vật thể

Tháng 12/2017, bài chòi Hội An được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Đây cũng là một tín hiệu tốt để đưa du lịch Việt Nam nói chung và Hội An nói riêng đến gần hơn với du khách quốc tế.

Lễ nhận giấy chứng nhận di sản văn hóa 

Bài chòi Hội An được biết đến là một thú chơi khá phố biển tại vùng Nam Trung Bộ. Đặc biệt, hoạt động này khá nổi bật ở tỉnh Quảng Nam. Loại hình nghệ thuật dân gian này vốn chỉ được tổ chức vào các dịp đầu xuân, hoặc các lễ hội, đình đám nay lại được diễn ra vào mỗi đêm tại phố cổ. Du khách khi có dịp du lịch Hội An đều có thể tham gia vào trò chơi này mà không phải tốn phí. Khi du lịch tại Hội An, đừng quên đến nghe hát bài chòi để không bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị cũng như thưởng thức món ăn tinh thần của người dân chất phác nơi đây.