Vị trí địa lý
Dinh Vạn Thủy Tú án ngữ trên tuyến đường Ngư Ông, thuộc P. Đức Thắng, TP. Phan Thiết. Để tới đây, du khách có thể đi từ siêu thị Co.opmart đến hết cầu Trần Hưng Đạo. Sau đó sẽ có một tấm bảng hướng dẫn. Rẽ vào đường Ngư Ông và đi tiếp 500m nữa là đến được cổng vào vạn.
Dinh Vạn Thủy Tú Bình Thuận
Khi đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính hàng trăm năm. Bên cạnh đó, bạn còn được tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục của các ngư dân làng chài.
Truyền thuyết về cá Ông
Theo truyền thuyết, khi xây xong dinh, trời bão dông suốt ba ngày. Một số ghe, tàu của ngư dân đánh cá bị kẹt ngoài khơi, được cá ông cứu giúp. Riêng cá ông tử nạn vì đuối sức khi đưa tàu của ngư dân vào bờ an toàn.
Bộ xương nặng 65 tấn, dài 22m
Các nhà khoa học giải thích về hiện tượng cá ông cứu người là do khi mưa bão, cá ông bị sóng lớn vùi dập nên phải tìm điểm tựa để nương mình chống chọi với phong ba, bão táp. Tàu thuyền của ngư dân được cá ông nương vào trở nên vững hơn. Cuối cùng cả hai sẽ được sóng đưa đẩy vào bờ. Có khi cá ông đuối sức phải lụy. Mặt khác, có khi cá ông an toàn trở ra biển khơi khi biển bớt sóng gió.
Quá trình hình thành Dinh Vạn Thủy Tú
Theo sử sách ghi lại, Dinh Vạn Thủy Tú được ngư dân trong làng xây dựng năm 1762. Nơi này dùng để thờ Cá Ông. Khi vừa xây dựng, vạn chỉ là một gian nhà gỗ, mái lợp bằng lá. Sau đó được tôn tạo lại hoàn chỉnh hơn bằng mái lóp gói, tường gạch. Tổng diện tích dinh là 500 m2.
Khu vực giữa dinh lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi, gần một nửa có niên đại 100 – 150 năm
Mặc dù đã trải qua thời gian dài nhưng nơi đây vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét đẹp của thở sơ khai. Về thiết kế, phong cách bài trí và thờ phượng của Dinh Vạn gần giống với các ngôi đình. Do đó nhiều du khách thường bị nhầm lẫn và gọi nơi đây là Đình Vạn Thủy Tú.
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Dinh Vạn Thủy Tú được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia vào năm 1996. Từ lúc xây dựng cho đến nay, vạn đã chứa một số lượng lớn gần 600 bộ xương cá voi. Bên v và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số chúng có niên đại lên đến 100 – 150 năm. Trong đó những bộ xương to sẽ được ngư dân đem đi thờ cúng tôn nghiêm.
Những bộ xương Cá Ông được lưu giữ tại Dinh Vạn Thủy Tú
Nơi đây còn là nơi lưu trữ rất nhiều di sản văn hóa Hán – Nôm. Chúng liên quan đến nghề biển thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, liễn đối và trên văn khắc của đại hồng chung.
Không những thế, nơi đây còn được công nhận là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các vị tướng lĩnh nhà Nguyễn đã không ít lần được cá voi cứu nạn trên biển. Hiện nơi đây đang lưu giữ tất cả 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Trong đó, riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây được xem là điều hiếm thấy so với các di tích khác.
Kiến trúc độc đáo ở dinh Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú có lối thiết kế kiểu “tứ trụ”. Điều đó được thể hiện ở những kèo, vì, cột đều bắt đầu từ đỉnh của tứ trụ. Trong vạn được sử dụng những loại gỗ tốt được lắp ghép cẩn thận và chạm khắc rất tinh tế.
Kiến trúc tứ trụ của Dinh Vạn Thủy Tú
Khuôn viên bên ngoài Vạn Thủy Tú
Dinh Vạn Thủy Tú sở hữu một khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách cổ kính xưa. Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên có lẽ là Ngọc Lân Thánh địa. Điểm đến sở hữu diện tích rộng nhất khuôn viên. Đây là nơi dùng để mai táng cá Ông mỗi khi Ông “lụy” và dạt từ biển vào.
Không gian ngoài Vạn
Kiến trúc bên trong Dinh Vạn Thủy Tú
Từ ngoài bước vào trong, chính giữa đình sẽ là nơi thờ cúng thờ Nam Hải Cự tộc Ngọc lân Tôn thần tức là ông Nam Hải. Bên phải thờ Hy hoàng Thái hiệu Tiên sư Tôn thần tức ông tổ nghề nông ngư nghiệp. Bên trái thờ Thủy long Thánh phi Nương nương Tôn thần tức Nữ Thần Nước. Ở phía sau là nơi thờ những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ đức Quan Thánh.
Nơi thờ cúng thần Nam Hải
Tục thờ cá ông cầu may của ngư dân biển
Tục thờ cá ông từ lâu đã trở thành một nét đẹp tín ngưỡng dân gian vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ các tỉnh ven biển miền Nam. Đây là tín ngưỡng lâu đời của ngư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Ngư dân thường thờ cúng Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm.
Cá Ông
Nguồn gốc của tục thờ cá ông
Tục thờ Cá Ông có nguồn gốc xuất phát từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Tuy nhiên, theo thời gian dài và trải qua sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của người Việt và cả người Hoa. Tục thờ Cá Ông đã dần trở thành lệ từ thời Gia Long, với mục đích chính là cầu yên cho các ngư dân ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn. Ngư dân tin và xem Cá là mảnh pháp y của Quan Thế Âm quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển.
Ảnh: mamaira_meteor
Tín ngưỡng thờ Cá Ông
Theo tục lệ xưa, dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn hay tục gọi là “ông luỵ bờ” thì phải có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác của Cá Ông được đem tắm bằng rượu rồi sau đó liệm bằng vải đỏ. Sau đó xác Cá Ông được mai táng trong đụn cát gần biển. Ở triều nhà Nhà Nguyễn, ai phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và miễn sưu dịch 3 năm.
Lễ Nghinh Ông được tổ chức hàng năm tại các bờ biển
Hàng năm, Dinh Vạn Thủy Tú có 5 kỳ tế lễ lớn là: Tế Xuân vào ngày 20 – 2 ÂL, lễ Cầu Ngư vào ngày 20 – 4 ÂL, lễ Chính Mùa vào ngày 20 – 6 ÂL, lễ Chèo Dọc vào ngày 20 – 7 ÂL và lễ cuối cùng là lễ Mãn mùa, cùng giỗ Ông vào ngày 23 – 8 ÂL.
Khung cảnh diễn ra Lễ Nghinh Ông của người dân vùng biển
Chiêm ngưỡng bộ xương Cá Ông lớn cả nhất Đông Nam Á
Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ nổi tiếng là một vạn lớn và lâu đời nhất của tỉnh Bình Thuận, nơi đây còn được biết đến với bộ xương Cá Ông lớn nhất Đông Nam Á. Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng sau khi xây xong, Dinh Vạn có một Ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh. Các ngư dân trong bổn vạn cùng các bổn vạn khác được huy động mới có thể đưa Ông vào mai táng trong khuôn viên nơi này.
Bộ xương nặng 65 tấn, dài 22m
Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ là một nơi để thờ tự thủy tổ nghề đánh bắt cá mà còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị liên quan đến lịch sử, phát triển của cư dân nghề cá. Nếu bạn có dịp tới Phan Thiết, Bình Thuận thì hãy tới đây để có thể tận mắt ngắm nhìn bộ xương Cá Ông có kích thước lớn nhất Đông Nam Á.
Winway Travel