Cồn Tân Long không nổi bật như ba cồn còn lại. Tuy nhiên, đến với cồn Long. bạn sẽ được thưởng thức vô vàn các loại trái cây đặc sản của miền tây Nam Bộ. Trong đó gồm sầu riêng, chôm chôm, xoài, vú sữa,…
Vị trí địa lý Cồn Tân Long
Cồn Tân Long hay Cồn Rồng là một trong bốn cù lao trên sông Tiền được đặt tên theo bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Trong đó, Cồn Long (hay cù lao Tân Long) cũng thuộc TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Cồn Tân Long nhìn từ trên cao
Lịch sử hình thành
Theo sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, cồn Rồng bắt đầu nổi lên từ năm 1788. Cồn có hình dáng con rồng. Vì thếkhi Nguyễn Ánh đi qua đây đã đặt tên là Long Châu. Đồng thời, nơi đây cũng được dân gian gọi nôm na là cồn Rồng.
Cồn Tân Long về chiều
Ý nghĩa tên gọi Cồn Tân Long
“Cồn Rồng” có diện mạo mới từ năm 2005. Lúc đó, nơi đây không còn là một xã vùng ven, mà trở thành một phường trực thuộc thành phố Mỹ Tho. Cồn có 803 hộ dân và là một phường trọng điểm của thành phố Mỹ Tho. Do đó cồn còn được gọi là Tân Long. “Tân Long” hàm chứa ý nghĩa “Rồng mới” với kỳ vọng phát triển được những tiềm năng kinh tế.
Nơi đây có tên thật ý nghĩa với kỳ vọng phát triển kinh tế trong tương lai
Các hoạt động tại cồn Tân Long
Tham quan vườn trái cây
Vừa đặt chân lên cồn, khách sẽ lập tức thấy không gian xanh mát của những vườn cây. Đi dạo theo con đường rợp bóng cây xanh, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những chùm chôm chôm chín đỏ trên cành. Cùng với đó, những quả mít đeo đầy thân cây, mùi nhãn chín thoảng bay trong gió…, . Nhờ đó. mới thấy thấp thoáng những mái nhà ẩn hiện trong vườn cây rậm rạp. Bên cạnh đó còn một con rạch nhỏ hiền hòa vắt qua giữa lòng cù lao…
Trái cây cồn Tân Long
Chôm chôm được xem là đặc sản xứ cồn, dễ tróc, dày cơm, ngọt và rất giòn. Đúng vụ chôm chôm (khoảng tháng 5 và 6 âm lịch), du khách thỏa thích vào vườn. Họ được tự tay bẻ và thưởng thức tại vườn. Bên cạnh đó có thể mắc võng nằm dưới những tàn cây.
Tham quan và tắm cồn
Trên con đường rợp bóng cây, nhiều du khách đạp xe vòng quanh đường làng, hoặc chèo ghe len lỏi giữa những con rạch chằng chịt, ngắm nhìn cảnh sắc thanh bình của vùng quê miệt vườn. Du khách cũng có thể ghé các làng nghề thủ công làm bánh ướt, bánh rế, làm nón, sản phẩm từ lục bình, chằm lá…
Con đường ven sông trên cồn
Với du khách ở lại một đêm, sẽ có dịp trải nghiệm một đặc sản của xứ cù lao: tắm cồn. Khi hoàng hôn buông xuống, người dân địa phương thường ra sông tắm và lặn bắt ốc gạo – đặc sản của cồn Tân Phong. Cù lao có nhiều bãi bồi nên an toàn. Du khách vẫy vùng, lặn ngụp đùa giỡn với những làn sóng lăn tăn, nhất là còn có thể mò bắt ốc gạo. Ốc gạo luộc chín chấm với nước mắm sả ớt là món ăn được yêu thích sau khi tắm cồn. Ngoài ra còn vô số món ăn đậm chất Miền Tây đang chờ bạn thưởng thức.
Thủy sản thơm ngon
Không chỉ sở hữu những vườn cây ăn trái trĩu quả, làm nức lòng du khách, mà cồn còn chứng minh cho khách du lịch thấy sự phát triển của mình qua thế mạnh trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đứng trên cồn, du khách có thể ngắm nhìn hàng trăm bè cá, tàu cá đang nhộn nhịp trên thuyền, dưới bến.
Nhiều món ngon hấp dẫn
Với cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của sông nước Miền Tây, những vườn cây trái xanh tốt, lại giàu tôm cá, cùng sự chân chất hiếu khách của người địa phương, hứa hẹn trong tương lai, cồn Tân Long còn chuyển mình mạnh mẽ hơn, trở thành điểm đến nổi bật trong bản đồdu lịch Tiền Giang.
Theo Thám hiểm Mekong