• 228 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • (84) 903 396 676 / (84) 2862 910 602
  • info@winway.vn

Chùa Xà Tón hơn 300 năm tuổi ở An Giang

Vị trí địa lý

Chùa Xà Tón nằm ở thị trấn Tri Tôn, Huyện Tri Tôn. Đây là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc chùa tháp của đồng bào Khmer. Đồng thời cũng là ngôi chùa lớn nhất ở An Giang. Chùa Xà Tón - Tri Tôn - An Giang nhìn từ trên cao qua flycam

Chùa Xà Tón – Tri Tôn – An Giang nhìn từ trên cao qua flycam

Lịch sử hình thành

Các vị cao niên ở đây cho biết chùa xây dựng đã hơn 200 năm, lúc đầu lợp mái lá, nền đất. Năm 1896 và 1933 chùa được xây lại bằng gạch ngói, cột bằng gỗ căm xe, nền được xây bằng đá xanh. Đây là ngôi chùa theo kiến trúc của người Khmer, là ngôi chùa Khmer xưa nhất của tỉnh và là nơi có nhiều sách kinh lá nhất ở Việt Nam. Chùa Xà Tón - Ngôi chùa Khmer cổ xưa của An Giang

Cổng vào chùa Xà Tón

Ngày 12/12/1986 chùa được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa của chùa Xà Tốn Tri Tôn

Ý nghĩa tên gọi

Chùa Xà Tón là phiên âm chữ Kinh của từ Khmer là Xvayton. Xvay trong tiếng Khmer nghĩa là khỉ, Ton là đeo đuổi. Sở dĩ có tên gọi như thế là vì vùng đất này trước đây có rất nhiều khỉ sinh sống. Những con khỉ thường hay níu kéo và đeo theo những người dân sinh sống. Vì vậy người vùng đất này đã đặt tên cho chùa là Xvayton (Chùa với người Khmer là nơi linh thiêng nhất), sau này người Kinh di cư đến sinh sống đọc lại là Xà Tón.

Lối vào bên trong chùa

Kiến trúc chùa

Hồ nước trước chùa

Trước chùa Xà Tón có 1 hồ nước, đây là một hồ nhân tạo được nạo vét để nâng nền chánh điện lên. Hồ nước trồng hoa sen và hoa súng. Xung quanh bờ hồ còn trồng khá nhiều cây dừa. Đặc biệt gần đó có bóng cây Lâm Vồ cổ có độ tuổi hơn 100 năm. Xung quanh khuôn viên chùa trồng nhiều cây xanh cổ thụ lâu năm. Một vài cây cổ thụ có đến hơn trăm năm tuổi. Chùa Xà Tón - Ngôi chùa Khmer cổ xưa của An Giang

Hồ nước rộng lớn trước chùa 

Kiến trúc chùa Xà Tón ngoài bờ hồ được xem là đặc trưng, đa phần kiến trúc chung khá giống các chùa Khmer khác: Cổng chùa, nhà Sala, Chánh điên, phòng ở của sư và khách tham quan, phòng hội nghị, nơi dành riêng cho các ngôi mộ, tháp cốt,…

Chánh điện

Chánh điện là mái tam cấp, mái được lớp các màu đặc sắc phối lại: xanh dương, đỏ, vàng, cam. Bốn góc của mái là hình tượng rắn Naga. Mái bên dưới nhìn khá cũ kỹ bởi những vết đen vì lâu năm. Kiến trúc Chánh điện chùa Xà Tón

Bên ngoài chánh điện

Bên trong chánh điện chùa thờ phụng Phật Thích Ca như nhiều ngôi chùa khác. Trên trần là nhiều bức vẽ khác nhau về cuộc đời đức Phật, từ khi người ra đời đến lúc người ngồi dưới gốc bồ đề niết bàn. Bên trong có 4 hàng cột làm bằng gỗ căm xe, mỗi hàng gồm 7 cột. Kiến trúc bên trong Chánh điện chùa Xà Tón An Giang

Kiến trúc bên trong Chánh điện chùa

Khuôn viên bên ngoài

Xung quanh khuôn viên chùa cũng khá rộng, nếu tham quan bạn sẽ thấy khá nhiều tháp nhỏ khác nhau. Màu sắc các tháp đa phần màu vàng rực rỡ. Trên đó thường điêu khắc nhiều hình tượng thần linh quan trọng của Phật giáo Nam Tông như thần rắn naga, tiên nữ hay thần Bayon 4 mặt (Đây là vị thần Sáng Tạo của người Khmer Nam bộ),… Nhiều tượng Phật Thích Ca cũng được đặt khắp nơi trong khuôn viên chùa. Một số có hình dáng ngồi dưới gốc bồ đề, một số thì có dáng nằm hay đứng. Dọc lối đi bộ chùa Xà Tón là nhiều nét kiến trúc điển hình người Khmer Nam Bộ

Dọc lối đi bộ chùa Xà Tón là nhiều nét kiến trúc điển hình người Khmer Nam Bộ

Bên trong nhà tư liệu còn đặc biệt lưu giữ các sinh Phật bằng lá được ghi chép lại. Đây được xem là những thư tịch cổ quý giá và được xem là bảo vật của chùa Xá Tón lưu giữ lại. Trên những tờ sách lá được ghi lại hoàn toàn bằng tiếng Khmer. Năm 2006, sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều bộ sách lá nhất Việt Nam. Yên bình chốn chùa chiềng

Yên bình chốn chùa chiềng

Những ngày lễ hội tổ chức tại chùa

Chùa Xà Tón là ngôi chùa có lịch sử lâu đời và mang ý nghĩa quan trọng trong cộng đồng người Khmer lân cận. Hàng năm, chùa trở thành nơi tụ họp và tổ chức các ngày lễ lớn của người Khmer: Chôl Chnam Thmay: Lễ Mừng Năm Mới, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 4 Dương lich. Pisat Bo Chia: Lễ Nhớ ơn Phật, kỷ niệm ngày Phật ra đời, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch.

Lễ hội người Khmer được tổ chức ở chùa Sà Tón Lễ hội người Khmer được tổ chức ở chùa Sà Tón

Chôl Neasa: Lễ Cấm Cung, cÁc sư sãi ra khỏi chùa trong 3 tháng, trừ trường hợp cha mẹ, thầy bệnh hoặc chính quyền cần đến, nhưng không được quá 7 ngày. Lễ bắt đầu từ ngày rằm tháng 6 âm lịch đến hết ngày rằm tháng 8 âm lịch.

Pha Chum Bênh: Tức Lễ Đôn Ta (Lễ Ông Bà, giống như Lễ Thanh Minh của dân tộc Kinh). Lễ kéo dài 15 ngày, từ ngày 1 – 15/10 dương lịch. Suốt những ngày này, người dân Khmer mang bánh tét, hoa quả, cơm canh đến chùa cúng tế, để tỏ lòng biết ơn với người quá cố cũng như cầu an, cầu phúc cho gia đình… Lễ ka thận: Lễ sắm quần áo cho sư sãi, các vật dụng cho nhà chùa hoặc cho trường học trong làng.