Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất của đất kinh kỳ. Đây là ngôi chùa cổ được tờ báo Daily Mail của anh vinh danh lọt vào top 16 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất thế giới. Không chỉ sở hữu nét đẹp kiến trúc nguy nga, cổ kính mà chùa trông giống như một bông hoa sen đang rở rộ khiến du khách liên tưởng đến đài sen của Phật Tổ. Và nếu có dịp về với thủ đô thân yêu, đừng quên thực hiện ngay chuyến tham quan chùa Trấn Quốc nhé.
Chùa Trấn Quốc lung linh vào buổi tối
Vị trí địa lý
Chùa Trấn Quốc nằm ở phía cuối đường Thanh Niên thuộc quận Tây Hồ. Chùa có tọa lạc trên một gò đất tựa như một hòn đảo nhỏ; xung quanh chùa được bao bọc bởi làn nước xanh biếc. Hình ảnh như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đặc biệt, chùa là trung tâm Phật giáo của đất Thăng Long dưới thời nhà Lê và nhà Lý. Và vì thế mà chùa cũng đã được vinh danh là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Cảnh chùa Trấn Quốc ban ngày
Chùa nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Vì thế cũng là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Cứ vào ngày mùng 1 hoặc ngày 15 hàng tháng, các tăng ni, phật tử trở về chùa hành hương. Với lịch sử hơn 1.500 năm tuổi, chùa Trấn Quốc là thắng cảnh đẹp nhất xứ kinh kì.
Lịch sử chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc có tên nguyên khai là chùa Khai Quốc. Nơi đây được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý ở ngay gần bờ sông Hồng. Năm 1615, khi đê sông hồng bị sạt lở chùa đã được di dời về Yên Phụ. Từ đó đổi tên thành Trấn Quốc với ý nghĩa mang đến sự bình an, hạnh phúc cho người dân. Đồng thời chống được thiên tai, bão lũ.
Chùa Trấn Quốc ngày xưa
Trong những năm 1624, 1628 và 1639 chùa đã được trùng tu và mở rộng hơn nữa. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã viết bài văn bia dựng tại chùa vào năm 1639 về công việc trùng tu này. Sang đời nhà Nguyễn chùa lại được trùng tu tiếp đắp tượng, đúc chuông. Đến năm 1821, vua Minh Mạng đến tham quan chùa Trấn Quốc ban 20 lạng bạc để tu sửa tiếp. Năm 1842, vua Thiệu Trị lại đến tham chùa. Ngài ban cho nơi đây 1 đồng vàng lớn 200 quan tiền và đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng chùa Trấn Quốc là cái tên đã có từ thời vua Lê Hy Tông và nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Thời gian mở cửa và giá vé vào chùa Trấn Quốc
Hàng ngày, chùa Trấn Quốc sẽ mở từ 8 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 4 giờ chiều. Giá vé vào tham quan chùa là 5.000 VNĐ/người/lượt.
Chùa Trấn Quốc từ xa
Thế nhưng với người dân thủ đô Hà Nội họ hay lựa chọn vào ngày mùng 1, 15 hàng tháng hay những ngày lễ Tết để ghé thăm chùa Trấn Quốc với mục đích cầu bình an, hạnh phúc và tìm kiếm sự thanh thản, tự do sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Bên cạnh đó, chùa còn được chọn là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng liên quan đến Phật giáo. Đồng thời là nơi hành lễ của hàng triệu tín đồ và khách tham quan.
Kiến trúc chùa Trấn Quốc
Về kiến trúc, ngôi chùa được thiết kếtheo phong cách của Phật Giáo. Toàn cảnh kiến trúc ngôi chùa được thiết kế tựa như một đài sen đang nở rộ nhìn rất uy nghi và thánh thiện. Không chỉ thế, không gian chùa cũng được thiết kế hài hòa thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Cách sắp xếp bố cục không gian tuân thủ theo những nguyên tắc của Phật giáo. Những lớp nhà đều được sắp xếp vô cùng khéo léo kết nối thành hình chữ Công (工). Trong đó Tiền đường, nhà Thiêu hương và Thượng điện chính là 3 ngôi chính ở trong chùa. Tại khuôn viên của chùa còn có Bảo tháp Lục độ đài sen thiết kế vô cùng ấn tượng.
Kiến trúc đặc trưng Phật giáo
Cho đến tận bây giờ, ngôi chùa này vẫn còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn. Tất cả được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Nổi bật nhất đó chính là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Tượng được làm từ gỗ sơn son thiếp vàng. Đây là bức tượng Niết bàn đẹp nhất tại Việt Nam.
Trải qua nhiều năm trung tu, tu sửa, chùa Trấn Quốc đã có nhiều phần đổi thay về diện mạo, quy mô, kiến trúc của chùa đẹp và linh thiêng hơn sau đợt trùng tu lớn vào năm 1815. Tổng diện tích ngôi chùa lên đến hơn 3000m2 bao gồm vườn tháp, nhà tổ, thượng điện.
Bảo tháp
Đến năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng thêm. Đến năm 2003, khu vườn tháp của chùa hoàn thành. Ngôi chùa Bảo Tháp cao đến 15m gồm 11 tầng. Tại mỗi tầng tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng tại mỗi ô cửa hình vòm. Hơn nữa, đỉnh tháp có một tòa sen 9 tầng được làm bằng đá quý. Hình ảnh tạo nên nét đẹp nho nhã, uy nghi, linh thiêng nhưng vẫn mềm mại. Bảo Tháp được xây dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến tham quan Hà Nội của ông.
Chụp hình tại bảo tháp. Ảnh: @judy_vux
Nhà Tiền đường
Sau khi tham quan tại bảo tháp khách du lịch có thể thắp hương và hành lễ ở nhà tiền tường. Nhà tiền đường được xây dựng về hướng Tây, nhìn sang 2 bên bạn sẽ thấy được nhà thiêu hương và thượng điện. Điểm nổi bật nhất của nhà tiền đường là thờ tượng phật Thích Ca Nhập Niết.
Nhà tiền đường
Thượng điện
Phía sau thượng điện đó chính là gác chuông của chùa được xây dựng bằng gỗ kết hợp với mái ngói tạo nên nét đẹp cổ kính linh thiêng cho chùa. Phía bên phải của gác chuông đó là nơi thờ Tổ, bên phải là nhà bia.
Thượng điện
Cây Bồ Đề trong chùa
Du khách không nên bỏ lỡ qua 1 khu vực rất tâm linh tự nhiên của chùa đó chính là cây bồ đề được trồng tại chùa Trấn Quốc. Sở dĩ, cây bồ đề này cực kỳ nổi tiếng cho đến bây giờ là vì nó đã được tổng thống Ấn Độ Prasat đã tận tay trao tặng cho Bác Hồ vào tháng 03/1959 khi đến thăm Việt Nam.
Cây bồ đề trong sân chùa Trấn Quốc
Và nếu là người có niềm đam mê với công trình tôn giáo và thích tìm hiểu vẻ đẹp tinh hoa của kiến trúc chùa cổ thì đừng bỏ lỡ điểm đến tham quan chùa Trấn Quốc bạn nhé. Chắc chắn đây sẽ là điểm đến tâm linh có nhiều điều thú vị đang chào đón bạn đến khám phá đấy nhé.