Chùa Phúc Kiến ở đâu?
Chùa Phúc Kiến toạ lạc trên đường Trần Phú, phố cổ Hội An. Vì nằm ngay giữa trung tâm phố cổ nên rất tiện cho du khách tham quan. Từ trục đường đi bộ, bạn tiếp tục đi thẳng sẽ thấy cổng chùa rất lớn. Xung quanh chùa là các làng nghề và cuộc sống sinh hoạt trên sông của người dân địa phương. Đây là di tích lịch sử của cả 3 cộng Việt-Hoa-Nhật.
Ảnh: @jordicp
Lịch sử thú vị của chùa Phúc Kiến
Theo sứ Hoa, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không phục, nổi dậy đấu tranh nhưng không thành. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển tới vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An.
Chùa Phúc Kiến có lịch sử thú vị
Các tướng triều Minh đã xin phép Chúa Nguyễn để được định cư ở Hội An. Từ đó họ lập nên làng Minh Hương. Cộng đồng người Hoa cùng nhau sinh sống, lập nên hội quán để cùng tương trợ nhau.
Tới sau này, nơi đây được xây dựng thêm để thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng các vị thần bảo hộ. Ngày nay, qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, Hội Quán Phúc Kiến ngày càng trở nên khang trang, lộng lẫy hơn. Từ đó góp phần làm đẹp diện mạo phố cổ Hội An.
Kiến trúc vĩ đại tại chùa Phúc Kiến
Cổng Tam Quan
Đây là một trong những công trình không thể không kể tới khi nhắc đến Hội Quán Phúc Kiến. Cổng được trùng tu năm 1975. Toàn bộ được khảm bằng sành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút.
Ảnh: @kenbanh_
Cổng có 3 lối đi vào theo kiểu “nam tả, nữ hữu”. Đồng thời, điều này còn ý nghĩa khác là “Thiên, Địa, Nhân”. Cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra. Trong đó chỉ những ngày lễ lớn, ma chay, cưới hỏi. Theo quan niệm người xưa, khi cổng giữa mở ra sẽ mang theo nhiều sinh khí xấu vào bên trong.
Gian chính điện chùa Phúc Kiến Hội An
Bước vào cổng tam quan để vào thăm Hội Quán, bạn sẽ thấy khoảng sân vườn rộng. Tại đó có đài phun nước chạm rồng tinh xảo bên những pho tượng khổng lồ. Hãy bước từng bước chậm rãi và thưởng thức những bức bích hoạ về lịch sử vùng Phúc Kiến. Đồng thời chiêm ngưỡng những hoạ tiết chạm khắc đầy nghệ thuật trên những bức bình trong khuôn viên hội quán, bạn sẽ phải trầm trồ trước những chi tiết tinh xảo, cầu kì và phong cách kiến trúc cổ vô cùng đặc sắc.
Ảnh: @dijdowell
Bên trong nhà khách chính là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên, và là nơi họp đồng hương và giúp đỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến.
Gian hậu tẩm
Phía trong hậu tẩm, du khách thường hay thắp những vòng hương lớn để cầu chúc sức khoẻ và tài lộc cho gia đình và người thân. Những vòng hương này có thể cháy đến hơn 30 ngày, nếu bị tắt thì người trong Hội quán sẽ thắp lại. Những người đến đây thờ cúng thường viết lên một tờ giấy có ghi thông tin của gia đình đặt trên các khoanh hương với mong muốn mọi việc trong cuộc sống luôn suôn sẻ. Sau khi hương cháy hết, người trong Hội quán sẽ đốt đi những mảnh giấy này. Có như vậy, lời ước mới trở nên linh thiêng.
Ảnh: @ruanmeiheng
Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa
Hội Quán Phúc Kiến có nhiều câu chuyện linh thiêng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian nên bất kì người dân Hội An hay du khách nào muốn cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay mong muốn cầu đường con cái thì đều tới đây để thắp hương, khấn vái và cầu xin được ban phước.
Ảnh: @avdceramics
Hội Quán đông đúc nhất là vào các ngày lễ tết, ngày rằm. Hàng năm, cứ vào các ngày như Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … nơi đây lại diễn ra rất nhiều các hoạt động lễ hội thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Riêng trong ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch, người Hoa ở Hội An còn tổ chức lễ cúng thần tài với nhiều lễ vật như vàng bạc, tiền giấy, rượu, tam sên (cua, trứng luộc và thịt heo luộc)…
Winway Travel