Về với quê hương gạo trắng nước trong, du khách sẽ được khám phá nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn như:
chợ nổi Cái Răng, chợ đêm Cần Thơ, trái cây miệt vườn... Xong nếu du khách là người có niềm đam mê với kiến trúc cổ kính và muốn tìm hiểu đời sống tâm linh của miền quê sông nước nơi đây thì chắc chắn
chùa Nam Nhã là điểm đến thú vị dành cho bạn trong chuyến du lịch Cần Thơ lần này đấy nhé.
Chùa Nam Nhã ở đâu?
Chùa Nam Nhã là ngôi chùa cổ kính nằm bên sông Bình Thuỷ êm đềm. Nơi đây đối diện là đình Bình Thủy uy nghi. Chùa ở vị trí cách trung tâm Cần Thơ 6km. Do đó du khách tham quan có thể di chuyển đến chùa bằng đường sông hoặc đường bộ. Có nhiều thời gian hơn, bạn hãy ghé nhà cổ Bình Thủy. Điểm đến này cũng nằm trên trục đường này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của văn hoá xưa.
Chùa Nam Nhã với tuổi đời hơn 130 năm
Lịch sử hình thành chùa Nam Nhã
Thời điểm thành lập chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã do ông Nguyễn Giác Nguyên xây dựng vào năm 1895. Ban đầu, khi mới xây dựng thì khuôn viên chùa chỉ gồm cổng vào và chánh điện. Các hạng mục cuối cùng của chùa được hoàn thành vào năm 1923. Sau đó nơi đây đã trở thành ngôi Phật Đường lớn nhất, hoành tráng nhất Tây Đô thời bấy giờ. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử cánh mạng vào ngày 25/01/1991.
Phía trước chùa là sông Bình Thủy, đối diện Đình Bình Thủy
Tiền thân ngôi chùa
Tiền thân của ngôi chùa này trước đây là một tiệm thuốc bắc mang tên là Nam Nhã Đường. Sau đó được xây dựng lại và đổi thành chùa Nam Nhã. Đây cũng là nơi thờ phụng tín ngưỡng. Đồng thời là trụ sở chính của phong trào Đông Du (1907 – 1940) do cụ Phan Bội Châu khởi xướng.
Chùa Nam Nhã được công nhận là di tích lịch sử
Thời kỳ chống Pháp
Trong thời kỳ chống Pháp, chùa chính là tụ điểm tập hợp và nuôi dưỡng phong trào yêu nước. Đây là nơi và sản sinh ra nhiều bậc sĩ phu có lòng yêu nước. Họ có tinh thần chống giặc ngoại xâm cao. Những năm khó khăn gian khổ trong thời kỳ kháng chiến, Đặc ủy Hậu Giang, Xứ ủy Nam Kỳ đã chọn nơi đây là điểm liên lạc với tổ chức cách mạng trong toàn miền.
Chùa Nam Nhã Cần Thơ từng là nơi nuôi dưỡng các phong trào yêu nước trong chiến tranh. Ảnh ST
Tông phái Minh Sư
Chùa Nam Nhã theo tông phái Minh Sư. Vì thế, chùa còn được gọi là chùa Minh Sư thờ Tam giáo. Trong đó gồm Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện ở Cần Thơ vào khoảng cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Chùa trước đây thờ tượng Phật với chủ trương ăn chay niệm Phật nhưng không cạo đầu, không áo nâu, không có sư. Thiện nam tín nữ khi đến đây lễ Phật mặc quần áo gì cũng được nghĩa là nghiêm trang và kín đáo.
Du lịch Cần Thơ nhớ đến chùa Nam Nhã. Ảnh ST
Giờ mở cửa
Chùa Nam Nhã
mở cửa từ 7h – 17h hàng ngày và vào cửa miễn phí. Nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội lớn như rằm tháng Giêng, ngày Phật Đản, rằm tháng Bảy…
Lễ hội được tổ chức tại chùa
Kiến trúc cổ kính của chùa Nam Nhã
Cổng chùa Nam Nhã
Chùa Nam Nhã được xây dựng trong một khuôn viên cực kỳ rộng lớn, bao quanh là khu vườn xanh mướt. Cổng chùa được lợp bằng dòng gạch ngói đơn sơ.
Cổng chùa
Bao quanh chùa được xây bằng tường rào kiên cố và được quét vôi màu vàng sáng cùng cổng chùa xây bằng gạch nhìn rất khang trang. Trên cổng chùa có treo tấm bảng ghi 3 chữ Hán là Nam Nhã Đường với hai bên cột được trang hoàng bằng câu liễu đối lấy 2 chữ đầu là chữ Nam và Nhã. Ý nghĩa câu liễu đối chào đón người thiện tâm tu đạo. Hiểu sâu hơn chính là mời gọi, quy tụ những người có chung chí hướng yêu nước.
Khu vực sân chùa
Chùa Nam Nhã nằm trong khuôn viên rộng rãi, được bao quanh bởi một khu vườn lớn. Cổng chùa được lợp bằng gạch ngói. Hai bên cột có câu liễu đối, mang ý nghĩa chào đón người thiện tâm tu đạo. Nhưng sâu xa hơn là mời gọi những người cùng chung chí hướng yêu nước.
Sân chùa lát bằng gạch tàu
Chánh điện
Chánh điện hay còn gọi với tên khác là Diêu Trì Bửu Điện. Là một ngôi nhà gạch kiên cố, gồm 5 gian gian thể hiện nét dung hòa của ba phong cách người Hoa-Pháp-Việt. Chùa được trang trí với các họa tiết rất tỉ mỉ, công phu. Màu sắc chủ đạo được dùng cho bên ngoài chính điện là màu vàng. Còn mái lợp ngói âm dương có màu đỏ và trên đỉnh là hình tượng lưỡng long tranh châu.
Chánh điện
Bên trong chánh điện
, gian trung tâm được trang hoàng rất trang trọng, tôn nghiêm. Đây là nơi đặt bàn thờ tam giáo gồm Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Ý nghĩa của nó là đạo nào cũng đều dạy con người sống tốt đẹp hướng thiện. Bàn đối diện chính là nơi thờ Trấn đàn Hộ pháp Bùi Hữu Sanh và nhà thờ Bùi Hữu Nghĩa. Bàn thờ bên phải là Quan Thánh Đế Quan, Lịch Đại Tổ Sư và người lập chùa chính là cụ Nguyễn Giác Nguyên. Ở 2 bên tiền điện được đặt thêm 2 bàn hương án đặt bài vị của những vị sư trụ trì.
Thờ 3 pho tượng thờ Tam giáo
Bên ngoài từ cửa chính nhìn vào phía tay trái ngang với bàn thờ Quan Thánh Đế Quân chính là bàn thờ mà trên bàn đó có đặt một tấm kiếng. Nghĩa là nhắc tín đồ phải luôn hồi quang phản chiếu, phản ánh cái chân tâm của mình; mặt khác giúp cho người đứng quay lưng ra ngoài phát hiện kẻ lạ mặt để cảnh giác trong mỗi lần họp kín trong thời chống Pháp.
Bàn thờ Long Hộ Pháp
Khu vực sau chánh điện
Sau chánh điện là một hành lang dài, có 2 căn phòng tiếp khách. Hai bên là 2 dãy nhà lợp ngói là Càn Đạo Đường dùng cho nam giới và Khôn Đạo Đường dùng cho nữ giới.
Cổng sau chánh điện
Đặc biệt, sự xuất hiện của vườn cây trái đằng sau chùa chính là một nét chấm phá khiến khung cảnh chùa xanh mượt mà, thoáng đãng và thanh tịnh. Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu những ngôi mộ của những người lập chùa, các sĩ phu làm cho du khách đến tham quan có cảm giác được quay ngược về quá khứ và dạt dào cảm xúc.
Nét cổ kính của chùa Nam Nhã Cần Thơ. Ảnh ST
Chùa Nam Nhã không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng của xứ Tây Đô với kiến trúc thanh nhã, khung cảnh thanh thoát mà đây còn là tụ điểm hoạt động cách mạng thầm lặng của những cư sĩ yêu nước. Và nếu có dịp đến với Cần Thơ, bạn hãy đến tham quan chùa Nam Nhã – một ngôi chùa linh thiêng khi sở hữu nét đẹp văn hóa lâu đời và kiến trúc Đông Tây cực đẹp.
Winway Travel