Cầu Thanh Mã nằm ở trung tâm đặc khu hành chính Hồng Kông, có tên tiếng Hán là Tsing Ma. Cây cầu này nối liền hai hòn đảo Thanh Y và Mã Loan nên tên gọi của nó được lấy từ tên của hai hòn đảo. Cầu này cũng là thuộc một phần của Thanh Tự ( Lantau Link) – tuyến đường chính dẫn đến sân bay quốc tế tại Hồng Kông.
Cầu Thanh Mã được biết đến là cây cầu có nhịp lớn thứ 7 trên thế giới, nó được hoàn thành vào ngày 17/04/1997, đúng vào ngày Hồng Kông được trả lại cho đất nước Trung Quốc. Được thiết kế với hai tuyến đường dành cho ô tô và đường sắt, có sáu làn xe lưu thông chia đều cho mỗi chiều. Tầng dưới thấp hơn là hai đường ray xe lửa và một phần đường quản lý, nhằm mục đích sửa chữa cũng như phục vụ các phương tiện qua lại mỗi khi bão đổ bộ và ảnh hưởng không nhỏ tới giao thông trên cầu. Do đó, cầu Thanh Mã là cây cầu có nhịp dài nhất thế giới khi có thể lưu thông được cả hai loại phương tiện cùng lúc.
Cây cầu Thanh Mã được kiến trúc sư Mott MacDonald thiết kế bản vẽ và có tới ba công ty lớn bỏ thầu tham gia xây dựng với tổng kinh phí xây dựng là 7,2 tỉ đô la Hồng Kông. Cầu Thanh Mã có nhịp chính dài 1.377m (dài hơn cầu cổng Vàng – Golden Gate ở San Francisco), chiều cao lên tới 206m, bề mặt cầu rộng khoảng 41m và sử dụng 65.000 tấn bê tông để xây dựng mỗi chiếc cột trụ. Dây cáp trên cầu dài tới 160.000km với tổng khối lượng khoảng 26.700 tấn và mỗi dây cáp có thể chịu được trọng lực lên đến 53.000 tấn. Rất nhiều vật liệu được sử dụng vào việc xây dựng và lắp ráp cây cầu này. Và đây trở thành một phần của công trình nằm trong top 10 công trình vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Nằm trong top những cây cầu hiện đại và độ dài đường ray lớn nhất thế giới, cầu Thanh Mã mang mục đích kinh tế và chính trị rất lớn khi được xây dựng để nối liền hai bán đảo Hồng Kông, làm cho mạch giao thông giữa hai bán đảo trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc biệt, khi đi trên cầu Thanh Mã, du khách mới cảm nhận rõ ràng nhất về sự vĩ đại và hoành tráng của những cột trụ và dây cáp nối dài khi trước đó đã được nhìn từ xa.